Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 11:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

20:22 | 07/06/2023

(Xây dựng) – Tại phiên Quốc hội tiến hành chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chiều 6/6 và sáng 7/6, một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận phiên chất vấn các vấn đề lĩnh vực dân tộc.

Đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Đất ở, đất sản xuất của đồng bào là một việc rất lớn, là nhu cầu thực tế.

Khi xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, qua quá trình rà soát và báo cáo của các địa phương cùng số liệu thống kê đến năm 2019 cho thấy: Nhu cầu về đất ở của vùng đồng bào dân tộc thiểu số khoảng trên 24.000 hộ gia đình và đất sản xuất là trên 43.000 của hộ gia đình.

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 6/6 và sáng 7/6.

Về đất ở, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021) đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Đến năm 2025, giải quyết 60% nhu cầu đất ở cho người dân. Giai đoạn tiếp theo, 2026 - 2030 giải quyết 40% còn lại.

Thực hiện Chương trình, từ nay đến năm 2025, trong số 24.000 hộ có nhu cầu đất ở, chúng ta giải quyết khoảng trên 17.000. Còn hơn 7.000 hộ dân nữa sẽ giải quyết vào giai đoạn sau năm 2026.

Trong giai đoạn 1, việc giải quyết 17.000 hộ gia đình có nhu cầu về đất ở tập trung vào những vùng đồng bào dân tộc khó khăn nhất, bà con chưa có bất cứ một chính sách nào hỗ trợ…

Về đất sản xuất, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Trong quá trình thống kê cho thấy, một số địa phương có nguồn quỹ đất hỗ trợ để xây dựng thành các mô hình sắp xếp dân cư tập trung. Tuy nhiên, rất nhiều địa phương là không còn quỹ đất, ở cấp xã cũng không có, cấp thôn cũng không có.

“Đây là một vấn đề rất lớn cần phải có những giải pháp thống nhất giữa các Bộ, ngành” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Tại Nghị định 146 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Quốc hội, nhất là Nghị quyết 112 năm 2015, Nghị quyết 113 năm 2015 đã có những chính sách và yêu cầu rà soát quỹ đất của nông, lâm trường của các địa phương để lấy quỹ đất này cấp cho người dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, hiện nay các Bộ, ngành, các địa phương đang triển khai các nghị định, nghị quyết nói trên hết sức chậm. Thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ cùng phối hợp với các Bộ, ngành để rà soát lại quá trình thực hiện để có được quỹ đất cấp cho bà con.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai chậm

Cùng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thẳng thắn nhận khuyết điểm trước Quốc hội và bà con đang sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vì Chương trình này và 2 Chương trình mục tiêu quốc gia còn lại thực hiện chậm.

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trả lời chất vấn.

Phó Thủ tướng cho biết: Theo số liệu, đến 31/5/2023, phần vốn của năm 2022 cho chương trình này chỉ đạt 58,49% vốn đầu tư phát triển; vốn của năm 2023 chỉ đạt được 17,01% vốn đầu tư phát triển.

Phó Thủ tướng nêu rõ có một số vướng mắc chính trong việc triển khai chương trình. Theo đó, trước hết, số lượng văn bản ban hành rất nhiều. Riêng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tích hợp từ 118 chính sách, 10 dự án, 22 tiểu dự án, 55 nội dung thành phần, chịu sự quản lý của 23 Bộ, ngành Trung ương, nên còn nhiều chồng chéo, xung đột.

Ngày 23/2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 71/CĐ-TTg về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Trong khoảng hơn 2 tháng thực hiện công điện, 18/18 Bộ, ngành đã có 59 văn bản trả lời, giải quyết được 261/339 thắc mắc của các cơ quan, địa phương…

Với các nội dung còn lại, Chính phủ đang chuẩn bị sửa đổi Nghị định 27, ban hành, điều chỉnh một số thông tư. Riêng việc sửa đổi Nghị định 27 đang được gấp rút tiến hành. Ngay trong hôm nay, Chính phủ sẽ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải trình báo cáo của Chính phủ, cố gắng ban hành trước ngày 15/6.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết: Các địa phương không giải ngân được nhiều vốn Trung ương, nhưng giải ngân được tỷ lệ lớn vốn đối ứng địa phương. Điều đó cho thấy còn những quy định vướng mắc, gây khó khăn. Thời gian tới, với sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ, hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc để Chương trình được giải ngân đúng theo yêu cầu.

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kết luận nội dung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận: Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng.

Câu hỏi của các đại biểu Quốc hội đã bám sát nội dung nhóm vấn đề chất vấn. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đồng thời, đề xuất phương hướng nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách.

Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ thêm trách nhiệm của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách dân tộc.

Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Với đặc thù là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định và nhất quán về chính sách dân tộc theo nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; vấn đề dân tộc và công tác dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị.

Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nên nhiều chuyển biến trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi nước ta; góp phần tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và khối đại đoàn kết dân tộc; củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là việc chậm triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia. Một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm hoặc thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng, chưa có định mức cụ thể.

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Toàn cảnh phiên chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Theo đó, một là quyết liệt triển khai các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội; nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, định hướng quan trọng về chính sách dân tộc cho giai đoạn 2021-2030.

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó, tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn…

Ba là sớm hoàn thành việc rà soát, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I giai đoạn 2021 - 2025; lập danh sách các xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã, thôn chia tách, sáp nhập hoặc đề nghị điều chỉnh tên gọi… Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể đối với việc phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển phù hợp với thực tiễn và các quy định hiện hành.

Bốn là tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất.

Năm là, hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đưa quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga tiếp tục vững bước trên con đường phát triển

    Chiều 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến sân bay quốc tế Vnukovo, thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.

  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, kiểm tra những khó khăn của nhiều dự án Việt Nam tại Lào

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong hai ngày 7 - 8/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới làm việc, đánh giá, kiểm tra, xem xét những khó khăn của một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Nam Lào.

  • Nam Định cần phải chủ động bố trí ngân sách địa phương chi sớm và làm tốt công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra

    (Xây dựng) - Sau khi bão số 3 đổ bộ vào làm ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu và những công trình trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu tỉnh Nam Định cần sớm liên hệ với Bộ Tài chính để được nhận hỗ trợ một phần các thiệt hại như tinh thần chỉ đạo của Trung ương; còn lại tỉnh phải chủ động bố trí ngân sách địa phương chi sớm và làm tốt công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra.

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 ở Quảng Ninh và Hải Phòng

    Chiều 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Chính phủ thị sát tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng - hai trong số những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do cơn bão số 3 gây ra để tìm hiểu tình hình thực tế thiệt hại và chỉ đạo các địa phương khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.

  • Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

    Hôm nay 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load