Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 04:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thúc đẩy cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên ở Việt Nam

10:53 | 14/06/2023

(Xây dựng) – Ngày 13/6, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UNDP tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Đánh giá và thúc đẩy cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên tại Việt Nam”. Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu của UNDP và Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và Môi trường trình bày một báo cáo cơ sở cho việc “xây dựng đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh và cấp cơ sở cũng như chuẩn bị đề án thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon đối với hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước”.

Thúc đẩy cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên ở Việt Nam
Ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường UNDP Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) đã được công nhận rộng rãi như một công cụ chính sách thành công để quản lý tài nguyên thiên nhiên ở hơn 60 quốc gia. Các chương trình này đã được áp dụng cho các dịch vụ hệ sinh thái khác nhau trên phạm vi quốc tế, bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học, dịch vụ lưu vực sông, hấp thụ các-bon và vẻ đẹp cảnh quan. Tổng số tiền chi trả hàng năm của các chương trình PES trên toàn thế giới trên 36 tỷ USD.

Tại Việt Nam, chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai thành công trong hơn một thập kỷ qua, góp phần tăng nguồn lực tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng. Những bài học kinh nghiệm từ chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ sở để nhân rộng cơ chế tương tự cho các hệ sinh thái khác, trong đó có môi trường biển và đất ngập nước. Mặc dù Việt Nam đã triển khai các sáng kiến "giống như PES" cho các hệ sinh thái biển và đất ngập nước, nhưng hiện tại vẫn chưa có chi trả toàn diện cho dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước. Một số áp dụng PES trong thực tiễn như: Thu phí dịch vụ tham quan đối với các khu vực biển và vùng đất ngập nước được bảo vệ, mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, hay phát triển các phương pháp nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường ở một số vùng ven biển với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các ngành liên quan.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường UNDP Việt Nam chia sẻ: “Liên quan đến vấn đề tài chính cho đa dạng sinh học tại Việt Nam, UNDP đã triển khai một số sáng kiến như tài chính bền vững cho đa dạng sinh học, du lịch bền vững dựa vào thiên nhiên, đồng quản lý nguồn lợi thủy sản và tài nguyên thiên nhiên, và thúc đẩy thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên”.

Ông nhấn mạnh: “Việt Nam cần có những đóng góp thiết thực góp phần thực hiện các mục tiêu đa dạng sinh học đầy tham vọng cam kết trong Khung Đa dạng sinh học Toàn cầu đưa ra tại Hội nghị lần thứ 15 (COP15) các bên của Công ước Đa dạng sinh học. Những nỗ lực không chỉ đến từ các nhà hoạch định chính sách, mà còn từ các tập đoàn, và cá nhân cùng đưa ra các sáng kiến thúc đẩy dịch vụ hệ sinh thái giúp cho công cuộc tái tạo, phục hồi đa dạng sinh học và hệ sinh thái ở Việt Nam”.

Thúc đẩy cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên ở Việt Nam
PGS. TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh tầm quan trọng của những đóng góp, ý kiến của chuyên gia đối với kết quả nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách.

PGS. TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh tầm quan trọng của những đóng góp, ý kiến của chuyên gia đối với kết quả nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách. Ông cho rẳng: “Để kết quả nghiên cứu này hoàn thiện hơn, cung cấp tài liệu tham khảo tốt cho Viện trong đề xuất cơ chế, chính sách về chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước, chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học và quý vị đại biểu đóng góp, phản biện về kết quả nghiên cứu, đặc biệt là các đề xuất kiến nghị cũng kế hoạch triển khai sắp tới đảm bảo tính khả thi, hiệu quả áp dụng”.

Báo cáo tổng kết, phân tích các kinh nghiệm và thực hành tốt về PES ở các nước như: Trung Quốc, Đông Phi, khu vực châu Âu, Costa Rica và các mô hình thực tiễn ở Việt Nam.

Báo cáo nhấn mạnh rằng sự thành công của các chương trình PES phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và có thể không phải lúc nào cũng tối ưu hóa chi phí. Các chương trình này hoạt động tốt nhất khi các dịch vụ được xác định rõ ràng, những người thụ hưởng được tổ chức tốt và các cộng đồng quản lý đất đai và tài nguyên có quyền sở hữu rõ ràng và khung pháp lý vững chắc. Các hệ thống PES chủ yếu tập trung vào các dịch vụ hệ sinh thái/môi trường có giá trị cao đối với người hưởng lợi và chi phí cung cấp dịch vụ thấp. Các dịch vụ đầu nguồn, dịch vụ môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ các-bon và vẻ đẹp cảnh quan là những mục tiêu chính của các chương trình PES trên toàn cầu.

Thúc đẩy cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên ở Việt Nam
Hội thảo có sự tham gia của đại diện từ nhiều tổ chức khác nhau gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế (WWF, USAID), các vườn quốc gia, tổ chức phi Chính phủ.

Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị chính trong khuôn khổ Dự án BES-Net giai đoạn II. Các khuyến nghị này bao gồm xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước quốc gia, hỗ trợ đánh giá và đánh giá dịch vụ hệ sinh thái ở cấp cơ sở, lập bản đồ hiện trạng dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước ở Việt Nam, xây dựng hướng dẫn cho cấp tỉnh và cấp cơ sở đề án cơ chế chi trả, thí điểm chi trả dịch vụ hệ sinh thái đối với hệ sinh thái biển và đất ngập nước, hoàn thiện chính sách, quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, trọng tâm là hệ sinh thái biển và đất ngập nước.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện từ nhiều tổ chức khác nhau gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế (WWF, USAID), các vườn quốc gia, tổ chức phi Chính phủ. Hội thảo là một phần của dự án “Mạng lưới Dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học” (BES-Net) giai đoạn II. BES-Net là một sáng kiến hợp tác giữa UNDP, UNEP-WCMC và UNESCO, được hỗ trợ bởi Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) của Chính phủ Đức và SwedBio. Dự án nhằm mục đích thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái để tăng cường khả năng phục hồi của Trái đất và phúc lợi của con người.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 30/2024/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân trên địa bàn tỉnh. Quyết định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/10/2024.

    19:54 | 11/10/2024
  • Bài 6: Những giải pháp căn cơ về vấn đề nhà ở và hỗ trợ thị trường bất động sản ổn định, phát triển

    (Xây dựng) - Nhà ở và thị trường bất động sản luôn được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế - xã hội. Nhà ở vừa là tài sản lớn của mỗi hộ gia đình, cá nhân, vừa thể hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người dân và phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh vừa là nhiệm vụ chính trị, xã hội, vừa là nhiệm vụ phát triển kinh tế của các quốc gia.

    19:45 | 11/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ kỷ niệm ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ngày ASEAN Quản lý thiên tai năm 2024, với chủ đề “Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”.

    19:41 | 11/10/2024
  • Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”

    (Xây dựng) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

    18:15 | 11/10/2024
  • Thành phố Tây Ninh phấn đấu đến năm 2030 đạt 75% tiêu chí đô thị loại I

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Tây Ninh vừa có quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Tây Ninh đến năm 2030. Mục tiêu nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố nói riêng, toàn tỉnh nói chung.

    16:56 | 11/10/2024
  • Đồng Nai: Tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại huyện Nhơn Trạch

    (Xây dựng) - Tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) hiện nay có nhiều dự án cấp tỉnh và quốc gia đang đồng loạt triển khai. Vì vậy công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương này cần phải thực hiện thật tốt, hạn chế việc người dân bị thiệt thòi về quyền lợi, phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

    16:20 | 11/10/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến đường dọc đê hữu Hồng trên địa bàn thị xã Sơn Tây

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn ký ban hành Quyết định số 5266/QĐ-UBND ngày 08/10/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến đường dọc đê hữu Hồng đoạn từ nút giao với đường Vành đai 5 tại đầu cầu Vĩnh Thịnh đến phố Lê Lợi (thuộc dự án Nâng cấp tuyến đê hữu Hồng kết hợp làm đường giao thông trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội).

    16:17 | 11/10/2024
  • Tin buồn

    Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:

    15:42 | 11/10/2024
  • Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn nhà cho người nghèo trên cả nước

    (Xây dựng) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ ngành nhằm xóa nhà tạm, nhà dột nát vào cuối năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đã dành hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn nhà cho người nghèo, các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Trong đó, hai tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên là 1.000 căn, còn lại là tại Trà Vinh và Sóc Trăng.

    15:24 | 11/10/2024
  • Nam Định: Đề nghị di dời một số Công ty ra khỏi khu dân cư vì không đảm bảo phòng cháy chữa cháy

    (Xây dựng) – Qua kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Nam Định đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư (KDC); xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng, sử dụng sai mục đích đối với 4 cơ sở sản xuất. 4 cơ sở này gồm: Chi nhánh Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà 2; Công ty TNHH Mai Linh Nam Định; Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định và Công ty Cổ phần Bia NaDa.

    14:56 | 11/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load