Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 21:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thành phố Hồ Chí Minh: Lý giải nguyên nhân xây dựng không phép có dấu hiệu gia tăng

21:18 | 11/10/2024

(Xây dựng) – Chiều 11/10, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo Đoàn giám sát Thường trực HĐND Thành phố về một số nội dung, kết quả trọng tâm trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố (giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6/2024). Nhờ tăng cường công tác quản lý Nhà nước nên số vụ vi phạm trật tự xây dựng đã giảm nhiều. Tuy nhiên trong những vụ vi phạm thì tỷ lệ vi phạm xây dựng không phép lại có dấu hiệu gia tăng do nhiều nguyên nhân.

Thành phố Hồ Chí Minh: Lý giải nguyên nhân xây dựng không phép có dấu hiệu gia tăng
Thường trực HĐND Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc Giám sát công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố (giai đoạn từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2024).

Nguyên nhân khiến vi phạm không phép tăng

Từ khi Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU và UBND Thành phố Kế hoạch số 3333/KH-UBND, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn từng bước được cải thiện, có chuyển biến tích cực. Sau 5 năm (15/6/2019-30/6/2024), tổng số công trình vi phạm trên địa bàn Thành phố còn 3.085 công trình. Bình quân 1,7 vụ/ngày, giảm 6,9 vụ/ngày, tỷ lệ giảm là 80,2% so với bình quân số vụ vi phạm trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU là 8,5 vụ/ngày.

Giai đoạn 2021-tháng 6/2024, Thành phố có 1.418 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng với tổng số tiền xử phạt khoảng 34,6 tỷ đồng, tỷ lệ thu tiền xử phạt được khoảng 25,4 tỷ đồng, đạt 73,3%. Có 741/1.418 trường hợp chấp hành xử phạt vi phạm hành chính, đạt tỷ lệ 52,3%. Đối với “công trình vi phạm bị xử phạt theo pháp luật đất đai” là 1.256 trường hợp, trong đó đã chấp hành 1.041 trường hợp, đạt tỷ lệ 82,9%.

Mặc dù có giảm về số vụ vi phạm nhưng tỷ lệ vi phạm không phép có dấu hiệu tăng. UBND Thành phố xác định nguyên nhân là không có cơ sở pháp lý để thực hiện áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước mà trước kia đã từng thực hiện. Bởi đây là quy định có hiệu quả để ngăn chặn ngay từ đầu việc chủ đầu tư cố tình tiếp tục thi công công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng để hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc thực hiện các giao dịch chuyển nhượng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Lý giải nguyên nhân xây dựng không phép có dấu hiệu gia tăng
Những căn nhà không phép một thời gây nhức nhối tại huyện Bình Chánh.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cũng như quy định của Thành phố cũng bất cập dẫn đến người dân muốn xin phép xây dựng theo quy định cũng không được nên “liều” xây dựng không phép. Cụ thể như: Quyết định 60/2017 Thành phố quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn còn nhiều bất cập trong giải quyết hồ sơ về nhu cầu tách thửa chính đáng của người dân; tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình tăng dân số cơ học cao tại Thành phố dẫn đến nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tăng cao; việc triển khai thực hiện quy hoạch đối với các dự án phát triển nhà ở, các dự án hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội chậm dẫn đến người dân không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được xây dựng; quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ đã tạo ra bất cập, vướng mắc trong triển khai công tác quy hoạch và xây dựng; hạn mức chuyển đổi sang đất ở tại các địa phương còn rất ít (thậm chí không còn hạn mức), dẫn đến người dân không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất để xin cấp phép xây dựng.

Ngoài những nguyên nhân trên, thì ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa cao; đồng thời, các biện pháp chế tài không đủ tính răn đe nên đối tượng vi phạm đã cố tình trốn tránh, cố tình vi phạm, không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Lợi nhuận từ việc mua bán đất nông nghiệp, phân lô bán nền trên địa bàn Thành phố rất lớn.

UBND Thành phố cũng xác định các nguyên nhân chủ quan khiến vi phạm xây dựng không phép tăng là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý không chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Năng lực quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, xây dựng của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành và cán bộ công chức còn hạn chế chưa đồng đều, dẫn đến hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Một số cán bộ, công chức được phân công quản lý trật tự xây dựng tại địa phương chưa bám sát, theo dõi chặt chẽ, chậm phát hiện, đề xuất xử lý không kiên quyết, không triệt để dẫn đến các công trình vi phạm trật tự xây dựng. Công tác phối hợp giữa địa phương và lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng còn bất cập, trong một số trường hợp, quan điểm xử lý chưa thống nhất. Đối tượng vi phạm không hợp tác, không cung cấp thông tin gây khó khăn, cố tình khóa cửa không để các đơn vị có chức năng vào công trình để khảo sát thực tế hiện trạng trước khi xây dựng kế hoạch thực hiện cưỡng chế...

Giải pháp thực hiện trong thời gian tới

Dự kiến trong tháng 10/2024, UBND Thành phố sẽ ban hành Kế hoạch tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố (thay thế Kế hoạch số 3333/KH-UBND ngày 12/8/2019). Kế hoạch này, nhằm đảm bảo đồng bộ, khả thi và hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Đồng thời, Thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép UBND các cấp được quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Các công trình không chấp hành yêu cầu dừng thi công xây dựng hoặc biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình của người có thẩm quyền mà vẫn tiếp tục thi công xây dựng, thực hiện hành vi vi phạm.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy của lực lượng thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng như: Đề án thí điểm thành lập Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận, huyện trên cơ sở tổ chức lại Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện thuộc Thanh tra Sở Xây dựng và Đội Quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND quận, huyện; ban hành quy định quản lý đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn Thành phố; tiếp tục rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn...

Bên cạnh đó, Thành phố cũng giao Sở Xây dựng nghiên cứu xây dựng đề án về chính sách hỗ trợ cho các hộ dân kinh doanh nhà trọ để tạo nguồn cung cấp nơi cư trú cho người lao động đến làm việc tại Thành phố với giá thuê hợp lý khi chờ nhà ở xã hội nhà lưu trú công nhân được xây dựng. Đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn mà hiện pháp luật chưa quy định.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các quận, huyện rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn để đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế nhằm giải quyết các nhu cầu của người dân về tách thửa đất, cấp giấy phép xây dựng.

Cao Cường

Theo

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load