Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 03:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thừa Thiên - Huế: Lý giải hơn 800ha rừng tự nhiên "bốc hơi"

11:09 | 16/06/2020

(Xây dựng) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố danh sách các địa phương để mất rừng, đất lâm nghiệp với diện tích lớn. Trong đó, tại Thừa Thiên - Huế giảm đến 807ha rừng tự nhiên. Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên - Huế cho rằng, nguyên nhân mất rừng là do quá trình đo đạc và kiểm kê rừng.

thua thien hue ly giai hon 800ha rung tu nhien boc hoi
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên - Huế nguyên nhân mất rừng là do quá trình đo đạc và kiểm kê rừng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên - Huế, năm 2018, toàn tỉnh có 212.180,45ha diện tích rừng tự nhiên. Năm 2019, diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh còn 211.373,11ha, giảm 807,34ha so với năm 2018.

Trong đó, cháy rừng 0,14ha thuộc rừng gỗ tự nhiên, ở xã Hương Giang và Thượng Lộ (huyện Nam Đông). Phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng 10,35ha, thuộc các huyện A Lưới là (1,87 ha), huyện Nam Đông (7,25 ha), Phong Điền (0,78 ha), Phú Lộc (0,4 ha) và Phú Vang (0,05ha), trong đó có: 7ha rừng gỗ tự nhiên và 3,35ha rừng hỗn giao gỗ, tre nứa tự nhiên. Sạt lở gây mất rừng 11,26ha, diện tích nằm trong khu vực làm đường 74, xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông).

Ngoài ra, do sai khác dữ liệu hiện trạng rừng giữa kết quả kiểm kê rừng năm 2016 với thực tế nên phải điều chỉnh giảm 785,59ha. Sai khác dữ liệu giữa hiện trạng rừng tại bản đồ kiểm kê rừng năm 2016 và hiện trạng rừng năm 2018 và phải điều chỉnh hiện trạng sai khác này khiến cho diện tích rừng tự nhiên mất đi nhưng diện tích đất trống (+391,59 ha) và diện tích rừng trồng (+394 ha) tăng lên.

Phần diện tích sai khác hiện trạng này thuộc địa bàn huyện A Lưới (187,28ha), Nam Đông (176,27ha), Phong Điền (233,52ha), Phú Lộc (78,26ha), thị xã Hương Thủy (22,05ha), thị xã Hương Trà (88,21ha).

Tại các Ban quản lý rừng phòng hộ (174,58ha), tại các Ban quản lý rừng đặc dụng (11,86ha), các Công ty lâm nghiệp (107,47ha), các cộng đồng dân cư quản lý (79,01ha), tại các khu rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý (220,8ha), tại các diện tích rừng tạm giao cho UBND các xã quản lý (101,87ha).

Về loại rừng, trong 785,58ha rừng tự nhiên sai khác hiện trạng, có 663,01ha rừng gỗ tự nhiên, 118,39ha rừng hỗn giao gỗ, tre nứa tự nhiên và 4,19ha rừng tre nứa tự nhiên.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên - Huế cho biết, việc sai khác hiện trạng rừng tự nhiên chủ yếu do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, căn cứ tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư liên tịch số 12/2014/TTLT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016: “Đối với phần diện tích rừng mà những nhiệm vụ đã được thực hiện phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các tỉnh, thành phố theo quy định tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm dịch vụ môi trường rừng; Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đáp ứng được yêu cầu dự án điều tra, kiểm kê thì không tính mức chi phí cho nhiệm vụ đó trong kiểm kê rừng”.

Do đó, quá trình kiểm kê rừng năm 2016 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, không thực hiện kiểm kê các diện tích rừng đã nằm trong phạm vi chi trả dịch vụ môi trường rừng mà chỉ kế thừa số liệu (hồ sơ, bản đồ) của Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh và không thực hiện điều tra, đo đếm, kiểm kê như các diện tích khác. Do nguyên nhân này nên có 495,63ha rừng tự nhiên được ghi nhận trên dữ liệu kiểm kê nhưng thực tế là rừng trồng và đất trống (chiếm 63,09%).

Nguyên nhân thứ hai, theo quy trình kiểm kê rừng, việc kiểm kê rừng tại các địa phương dựa trên kết quả điều tra rừng được Viện Điều tra Quy hoạch rừng - đơn vị tư vấn Trung ương bàn giao. Tuy nhiên, kết quả điều tra này cũng có nhiều sai khác do nhiều lý do kỹ thuật khác nhau như: Chất lượng nguồn ảnh viễn thám, ảnh từ google earth… khiến cho việc kiểm kê mặt đất và chỉ chọn mẫu ngẫu nhiên 10% để kiểm chứng lại hiện trạng rừng cũng bị sai khác so với thực tế. Nguyên nhân trên đã làm 289,96ha rừng tự nhiên được ghi nhận trên dữ liệu kiểm kê nhưng thực tế là rừng trồng.

Cần nói rõ thêm, sai lệch hiện trạng rừng tự nhiên toàn tỉnh như trên chiếm tỷ lệ 0,4%, nằm trong sai số cho phép của công tác kiểm kê rừng (theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về ban hành bộ tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật điều tra, kiểm kê rừng thì: Tỷ lệ sai số bình quân cho phép của kiểm kê rừng đối với chỉ tiêu tên trạng thái rừng là 2%).

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tiến hành cập nhật hiện trạng rừng đúng thực tế vào phần mềm cập nhật diễn biến rừng. Kết quả biến động với những nguyên nhân cụ thể như trên đã được báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp. Dữ liệu này đã được Tổng cục Lâm nghiệp công bố và đó cũng là thông tin báo chí nêu.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng tiếp tục rà soát hiện trạng rừng cũng như cập nhật các biến động bằng các phần mềm chuyên dụng để có kết quả chính xác, minh bạch nhất, cũng như phòng ngừa việc xâm lấn tài nguyên rừng gây mất rừng.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load