Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 04/10/2024 07:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng tại Việt Nam

14:49 | 28/02/2022

(Xây dựng) - Nhằm mở ra một diễn đàn cho các nhà nghiên cứu và sinh viên trao đổi ý tưởng, thảo luận về kết quả nghiên cứu cũng như những tiến bộ trong phát triển bền vững tại Việt Nam, vừa qua tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học Saitama (SU, Nhật Bản) tổ chức hội thảo trực tuyến về tái chế chất thải rắn xây dựng.

thiet lap he thong quan ly phe thai xay dung tai viet nam
Hội thảo được diễn ra bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Đây là lần thứ tư hội thảo về tái chế phế thải xây dựng được tổ chức trong khuôn khổ dự án SATREPS "Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế ở Việt Nam", được Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản chấp thuận, triển khai từ tháng 2/2018 cho đến tháng 2/2023. Tham dự hội thảo về phía Bộ Xây dựng có PGS.TS. Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Xây dựng và đại diện Cục Kỹ thuật hạ tầng đô thị.

Hội thảo năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải đối diện với đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của xã hội trong đó có cả dự án SATREPS. Trong năm 2021, các giảng viên của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và các chuyên gia phía Việt nam cùng các chuyên gia của Nhật Bản đã triển khai và mở rộng các hoạt động của dự án trong việc quản lý, tái chế chất thải rắn xây dựng tới một số địa phương như: Tại Hà Nội đã tái chế sản xuất thử nghiệm; Tại Đà Nẵng và Quảng Ninh với việc quy hoạch, đề xuất cơ cấu quản lý và tái chế chất thải rắn xây dựng; Tại Hải Phòng và Vĩnh Phúc với việc khảo sát hiện trạng và các đề án xây dựng quản lý chất thải rắn xây dựng. Có thể nói, mô hình hợp tác từ các bộ ban ngành tới các địa phương thông qua các kết quả nghiên cứu của chuyên gia của dự án từ cả Nhật Bản và Việt Nam đã có những kết quả thiết thực và áp dụng vào thực tiễn nhằm đem lại lợi ích trong xã hội của một lĩnh vực rất quan trọng với Việt Nam hiện tại.

Tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam chính thức công bố cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để thực hiện việc này, Việt Nam sẽ phải mạnh mẽ triển khai và ứng dụng công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và trong đó có hợp tác với các đối tác quốc tế có uy tín nhằm hướng tới đạt được nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số và vì vậy, dự án SATREPS đang được triển khai là một trong những dự án quan trọng trong lĩnh vực xây dựng nhằm hướng tới thúc đẩy cam kết của Việt Nam với quốc tế. Nhằm phát huy tối đa các kết quả đạt được, các bên cần nghiên cứu triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án nhằm tận dụng các kết quả nghiên cứu, ứng dụng chính sách và nguồn lực chất lượng cao của dự án đào tạo nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của dự án tới đời sống xã hội của Việt Nam và khu vực.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Xây dựng cam kết, Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ dự án nhằm thúc đẩy ban hành các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật để ứng dụng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng dùng trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng công trình dân dụng khác. Ông Vũ Ngọc Anh cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cùng các Bộ/ngành có liên quan sẽ nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực tái chế chất thải rắn xây dựng để sử dụng làm vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng.

Cũng tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giang – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cam kết sẽ cùng các chuyên gia Nhật Bản, JICA, tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động tiếp theo của dự án. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội sẽ là Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tái chế tại Việt Nam, Trường đã thiết lập Nhóm nghiên cứu mạnh về tái chế chất thải rắn để hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Bộ/ngành để dự án được thành công.

Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load