Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 14:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Thị trường bán lẻ Việt Nam biến động mạnh vì đại dịch Covid-19

15:03 | 13/03/2020

(Xây dựng) - Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 những tháng đầu năm 2020 khiến thị trường bán lẻ tại Việt Nam chịu nhiều biến động về các góc độ như chênh lệch giữa cung và cầu, giá tăng hay giảm, tình hình của các khu vực. Bà Võ Thị Khánh Trang - Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn, Savills Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về biến động của thị trường bán lẻ hiện đại trong năm 2019 cùng xu hướng của quý I/2020.

thi truong ban le viet nam bien dong manh vi dai dich covid 19
Bà Võ Thị Khánh Trang - Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn, Savills Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng quan thị trường bán lẻ Việt Nam 2019 - 2020

Bà Võ Thị Khánh Trang - Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn, Savills Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Nhìn chung, thị trường bán lẻ hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2019 có tình hình hoạt động tốt khi tỷ lệ lấp đầy đạt 96%, cao nhất trong 5 năm gần đây. Giá thuê trung bình toàn thị trường có xu hướng giảm; tuy nhiên xu hướng này chủ yếu do nguồn cung bán lẻ tăng liên tục ở khu vực ngoài trung tâm có giá thuê thấp và cạnh tranh. Nhận định giá thuê theo khu vực thì ở khu vực trung tâm, giá thuê trung bình có xu hướng tăng với mức tăng trưởng 11% so với năm 2018 khi hầu hết các dự án bán lẻ tại đây được lấp đầy và nhu cầu mặt bằng bán lẻ cao. Trong khi đó, các dự án ở khu vực ngoài trung tâm có tăng trưởng giá thuê thấp hơn chỉ ở mức 3% so với năm 2018 và giá thuê trung bình chỉ bằng 35% giá thuê trung bình khu vực trung tâm nhưng nguồn cung lại gấp 10 lần nguồn cung khu vực trung tâm”.

Trong quý I/2020, nguồn cung thị trường tiếp tục tăng ở khu vực ngoài trung tâm dự kiến gồm 1 trung tâm thương mại và 1 siêu thị. Với tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020 và dự kiến kéo dài trong vài tháng tới, các dự án bán lẻ hiện đại sẽ không tăng giá thuê; đồng thời các chủ đầu tư có động thái hổ trợ khách thuê duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo tỷ lệ lấp đầy của dự án.

Tiêu biểu, Công ty Cổ phần Vincom Retail công bố hỗ trợ trên giá thuê cho các khách thuê hiện tại với tỷ lệ hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng được xem xét, đánh giá theo mức độ bị ảnh hưởng từ các vùng và ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Các chủ đầu tư bán lẻ lớn khác cũng đang theo dõi diễn biến của dịch Covid-19 và xem xét đưa ra các hỗ trợ mà chủ yếu là lên giá thuê đối với các khách thuê.

Hưng Thịnh cũng công bố sẽ triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho khách thuê tại các dự án của mình với mức giảm khoảng từ 20 - 40% tùy từng trường hợp và thời gian hỗ trợ linh động theo diễn biến của đại dịch.

Những ảnh hưởng của virus Corona sẽ tác động đến đâu?

Trong ấn phẩm mới đây về tác động của Covid - 19 lên thị trường bất động sản, Savills Research nhận định trong thời điểm thế giới đang có những căng thẳng về thương mại cùng nhiều diễn biến xã hội bất ổn, dịch Covid-19 đã bất ngờ xuất hiện gây thêm áp lực cho nền kinh tế tại các nước đang có dịch, trong đó có Việt Nam và làm suy yếu những triển vọng cho thị trường bất động sản. Thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng, theo sau đó là mảng văn phòng và bất động sản công nghiệp, thị trường nhà ở cũng không hề được “miễn dịch” bởi đại dịch này.

Vậy những ảnh hưởng của virus Corona sẽ tác động đến đâu? Nhìn lại sự bùng nổ của SARS vào năm 2003 và tác động của nó đến kinh tế, từ đó đánh giá tác động của dịch Covid-19. Nhiều bài viết về so sánh sự tương đồng giữa dịch Covid-19 và đại dịch SARS năm 2003 như hai dịch bệnh gây hàng loạt ảnh hưởng đối với nền kinh tế, xuất phát từ Trung Quốc sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước trong khu vực.

Dịch SARS xuất hiện vào thời điểm khi thị trường bất động sản đang ở thời kỳ suy thoái, khác với Covid-19 hiện tại khi thị trường bất động sản đang trên đà phát triển. Điều này có thể gây ra những gián đoạn kinh tế theo diện rộng. Dịch SARS xuất phát điểm tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào gần cuối năm 2002 và chấm dứt vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 2003, khi thời tiết trở nên ấm áp. SARS đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 3, tháng 4 năm 2003. Nếu sự bùng phát của Covid-19 tương tự như SARS, chúng ta có thể dự đoán được những thiệt hại sâu rộng tới nền kinh tế trong nửa đầu năm 2020 tuy nhiên nửa cuối năm sẽ ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng.

Đối với thị trường bán lẻ, virus Corona có thể đẩy nhanh xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. Bà Trang chia sẻ thêm: “Hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ có tác động tiêu cực đến các cửa hàng truyền thống tại các trung tâm mua sắm cũng như tại các nhà phố. Sẽ có một số tác động gây ảnh hưởng dài hơn mà có thể làm tăng tốc những thay đổi mang tính công nghệ trong cách sống, làm việc và mua sắm của chúng ta, trong khi các tác động khác chỉ mang tính tạm thời. Giá thuê sẽ có thay đổi dựa vào các điều kiện thị trường. Nhìn chung, các chủ đầu tư thương mại/chủ nhà sẽ cần xem xét những phương pháp hỗ trợ ngắn hạn cho các khách thuê”.

Trong những tháng đầu năm 2020, cùng với tác động Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, xử phạt nghiêm khắc đối với người uống rượu bia mà vẫn lái xe, dịch Covid-19 tiếp thêm 1 đòn tác động lên ngành ẩm thực. Theo khảo sát của Savills gần đây cho thấy, doanh thu một số nhà hàng đã giảm lên đến 50% trong tháng 2 so với các tháng trước đó. Sự bùng phát dịch Covid-19 là bước ngoặc mà tại điểm này các chủ kinh doanh ẩm thực đưa ra định hướng kinh doanh, trong khi chủ nhà phố cần xem xét điều chỉnh giá thuê phù hợp hơn.

Trong thời gian qua, nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng sau khi cân nhắc về doanh thu và chi phí vận hành đã phải quyết định dừng kinh doanh và trả mặt bằng khi hết hợp đồng, trong khi một số vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh giữ chỗ thì hoặc tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.

Đối với các nhà phố rao thuê tại các khu phố nổi tiếng về ẩm thực như Phan Xích Long (Phú Nhuận), Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế (Quận 1), nguyên nhân khó tìm khách thuê trong thời điểm này chủ yếu là do yêu cầu thuê nguyên căn; thêm vào đó là thời hạn hợp đồng thuê dài có thể lên đến 10 năm tại các khu vực ngoài Quận 1 cũng là yếu tố làm nhiều khách có nhu cầu thuê từ bỏ. Để thu hút khách thuê, chủ nhà cung cấp giá thuê giảm giá từ 10 - 20% so với giá cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn.

Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có những động thái thương lượng hỗ trợ khách thuê về giá thuê; như một số chủ nhà chấp nhận miễn phí ít nhất 1 tháng thuê đến khách thuê kinh doanh nhà hàng hay giảm 30 - 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích (CVS).

Huyền Lê

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo an toàn về môi trường đối với nhà lưu trú công nhân

    (Xây dựng) – Tại Điều 59 Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định về đảm bảo an toàn về môi trường.

  • Kon Tum tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, nhằm ngăn chặn các hành vi đầu cơ, thổi giá và đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững.

  • Xu hướng phát triển văn phòng tích hợp công nghệ

    (Xây dựng) - Thị trường văn phòng toàn cầu đang hướng tới xu hướng văn phòng thông minh với ứng dụng công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm của khách thuê, nhân viên văn phòng. Tại Việt Nam, xu hướng văn phòng thông minh đã bắt đầu xuất hiện. Chuyên gia Savills đánh giá văn phòng tích hợp công nghệ đang đem lại những tác động tích cực tới trải nghiệm của khách thuê và giải phóng sức lao động. Xu hướng này sẽ phát triển song hành với công nghệ, hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích hơn trong tương lai.

  • Bài 2: Bất cập trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội và giải pháp khắc phục

    (Xây dựng) - Việc người nước ngoài thuê lại nhà ở xã hội tại Bắc Ninh đang đặt ra nhiều thách thức về quản lý và sử dụng, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để đảm bảo mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội.

  • Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia để giải phóng nguồn lực đất đai

    Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, các chính sách, pháp luật về quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều 10/10.

  • Những đối tượng được miễn tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công

    (Xây dựng) - Khoản 2 và Khoản 3, Điều 67 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) quy định về miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load