Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 17:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại VietABank

18:51 | 27/07/2023

(Xây dựng) - Kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank) đã cấp vốn cho nhiều công ty sai quy định, trong đó bao gồm các khuyết điểm như: Phân loại nhóm nợ chưa đúng, thẩm định chi phí dự án không chính xác, cho các dự án chưa đủ hồ sơ pháp lý vay.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại VietABank
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, VietABank có nhiều sai phạm về tín dụng.

Thẩm định cho vay khi chưa đủ điều kiện vay

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013-2017 mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) là một trong các ngân hàng bị chỉ điểm với nhiều sai phạm trong hoạt động tín dụng.

Tại VietABank, tổng dư nợ của ngân hàng tới 31/8/2018 là 6.510 tỷ đồng, chiếm 17,28% tổng dư nợ cho vay. Thanh tra Chính phủ chỉ rõ VietABank thẩm định, phê duyệt cho vay khi dự án chưa đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án.

Theo Thanh tra Chính phủ: Việc thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hưng Thịnh Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư PHD.

VietABank cũng chưa phân loại nợ đúng quy định với Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển Nhà Vicoland, Công ty cổ phần Điện Bình Thủy Lâm Đồng. Theo quy định nợ của các khách hàng này phải chuyển sang nhóm 4 và 5 nhưng vẫn được ngân hàng giữ ở nhóm 1.

Bên cạnh đó, VietABank cũng cho 10 doanh nghiệp vay vốn, với dư nợ 4.860 tỷ đồng, theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh ký với chủ đầu tư dự án.

Dự án không đủ hồ sơ pháp lý vẫn được VietABank cho vay

Theo Thanh tra Chính phủ, VietABank phê duyệt cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại HSTC vay khi dự án chưa có giấy phép quy hoạch, quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư, quyết định giao đất, giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng là chưa đúng theo quy định tại Điều 7 “Điều kiện vay vốn” Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.

Công ty HSTC không đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (theo báo cáo tài chính năm 2015, doanh nghiệp chưa có doanh thu, vốn tự có là 200 tỷ đồng, nhỏ hơn 15% tổng mức đầu tư dự án).

VietABank chưa thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: Chưa có đầy đủ chứng từ hoàn ứng khoản giải ngân ứng trước cho Công ty CP đầu tư đô thị Hồ Tây theo Hợp đồng tổng thầu số 01/2015/HĐTT ký giữa Công ty HSTC và Công ty Hồ Tây, số tiền giải ngân là 400 tỷ đồng.

Đối với Công ty TNHH Hợp tác Thương mại Nam Bình, tại thời điểm thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, dự án chưa có giấy phép xây dựng.

VietABank cho khách hàng vay góp vốn hợp tác theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP (dự án chưa có biên bản bàn giao mốc giới, chưa có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dụng Thành phố Hà Nội) là chưa thực hiện đúng quy định về điều kiện vay vốn tại Điều 7 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.

Còn Công ty TNHH đầu tư đô thị An Phú, dự án chưa có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng nhưng VietABank cho khách hàng vay góp vốn hợp tác theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP (dự án chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa có biên bản bàn giao mốc giới và chưa có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng TP. Hà Nội) là chưa thực hiện đúng quy định về điều kiện vay vốn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

VietABank cho Công ty TNHH Xây dựng thương mại và Dịch vụ LT vay vốn dự án khi chưa có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng. Việc góp vốn hợp tác theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP (dự án chưa có biên bản bàn giao mốc giới, chưa có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng TP. Hà Nội) là chưa thực hiện đúng quy định về điều kiện vay vốn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Ngoài ra, VietABank cho Công ty TNHH Thương mại xây dựng và Đầu tư Hà Thủy khi dự án chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý (chưa có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng).

Đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư nhà đất Nhật Anh, VietABank cho khách hàng vay góp vốn hợp tác theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP (dự án chưa thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt; chưa có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội,) hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh có quy định về phân chia sản phẩm nhà ở nhưng không thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư) là chưa thực hiện đúng quy định về điều kiện vay vốn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh: Ngân hàng TMCP Việt Á cho khách hàng vay góp vốn theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh ký với chủ đầu tư dự án, bản chất là giải ngân vốn cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, trong khi các dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện huy động vốn; các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định, vi phạm quy định về điều kiện vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Khánh An

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load