Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 12:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Thành phố Hồ Chí Minh: Người trẻ chọn chăn nuôi để phát triển nông nghiệp đô thị

09:21 | 20/12/2023

(Xây dựng) - Hiện nay, trong xu hướng phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh, ngành nông nghiệp ở thành phố Thủ Đức đã và đang có bước chuyển mình nhằm đáp ứng tiến trình đô thị hoá. Với chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đầu tư phát triển nông thôn theo hướng đô thị. Nhiều người trẻ đã tận dụng quỹ đất nuôi trồng rộng lớn, giá rẻ ở những khu vực còn hoang sơ để làm mô hình chăn nuôi thuần nông… góp phần phát triển nền nông nghiệp đô thị địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh: Người trẻ chọn chăn nuôi để phát triển nông nghiệp đô thị
Mô hình chăn nuôi thuần nông vẫn đang được người trẻ lựa chọn để góp phần phát triển nền nông nghiệp đô thị.

Chàng trai bỏ đam mê bóng đá đến với chăn nuôi

Có niềm đam mê với bóng đá từ nhỏ, 4 năm trước khi vẫn còn là cầu thủ đá cho các câu lạc bộ hạng 3, trong một lần tới nhà bạn ở khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 cũ (nay là thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), khi vô tình nghe một chủ ao cá than thở về nguồn thức ăn cho cá. Lúc này, bất ngờ trong đầu chàng thanh niên Phạm Minh Tuấn (SN 1991, ngụ phường Tăng Nhơn Phú B) lại nảy ra ý tưởng khởi nghiệp táo bạo.

Nghĩ là làm, thế là chàng cầu thủ Phạm Minh Tuấn gác lại niềm đam mê với trái bóng. Tuấn bắt tay vào việc thuê đất, đào ao nuôi cá, xây chuồng trại để chăn nuôi. Đến nay, mỗi khi ai hỏi về trang trại Cu Lỳ (PV - Tên gọi khác của Phạm Minh Tuấn) thì người dân khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B sẽ chỉ ngay đường đến tận nơi. Bởi lẽ, Tuấn đang làm tấm gương nông dân tiêu biểu, là người trẻ hiếm hoi còn chọn mô hình chăn nuôi thuần nông để phát triển nền nông nghiệp đô thị tại địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh: Người trẻ chọn chăn nuôi để phát triển nông nghiệp đô thị
Sản phẩm chăn nuôi tại trang trại của anh Phạm Minh Tuấn, khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang trại Cu Lỳ, hiện do chàng thanh niên Phạm Minh Tuấn làm chủ. Trang trại của Tuấn có diện tích khoảng 6.000m2; với 15 chuồng nuôi heo rừng lai (mỗi chuồng rộng 20m2) và 3 hầm nuôi cá Tra và cá Trê (mỗi hầm rộng 2000m2).

“Vào 4 năm trước, khu phố 3 còn hẻo lánh, ở đây cũng có nhiều người làm mô hình nuôi cá nhưng cái khó của họ là không có nguồn thức ăn chất lượng và giá rẻ. Do đó, họ thường dùng cám công nghiệp để nuôi, vừa tốn kém, thịt cá lại không ngon. Thời điểm em nghe một chủ ao cá than thở về vấn đề này, em ngay lập tức có phương án giải quyết nên mới mạnh dạn bắt tay vào làm”, Phạm Minh Tuấn chia sẻ.

Cũng theo Tuấn, vào thời điểm đó, thu nhập của cầu thủ bán chuyên nghiệp như anh còn bấp bênh. Lại thêm gánh nặng vừa lập gia đình nên Tuấn càng quyết tâm gắn với nghề nông để khởi nghiệp.

Để khởi nghiệp thành công, Phạm Minh Tuấn lấy hết tiền để dành trong thời gian còn là cầu thủ để đi thuê đất. Theo Tuấn, khu đất 6.000m2 hiện nay vào 4 năm trước Tuấn chỉ thuê có 6 triệu/năm. Sau này công việc làm ăn dần ổn định, đến năm thứ 2 thì chủ đất bắt đầu tăng giá dần. Đến nay, Tuấn đang thuê cả khu đất 6.000m2 để làm trang trại với giá 30 triệu đồng/năm.

Thành phố Hồ Chí Minh: Người trẻ chọn chăn nuôi để phát triển nông nghiệp đô thị
Khu đất rộng 6.000m2 được Phạm Minh Tuấn thuê với giá 30 triệu đồng/năm để làm trang trại chăn nuôi.

Sau khi có đất, việc đầu tiên Tuấn làm là nhờ tất cả các mối quan hệ của mình, từ anh em bạn bè, đồng nghiệp cũ và cả người thân giới thiệu cho những nơi có thể hỏi mua, hoặc xin tận dụng thức ăn thừa như ở các trường học, nhà hàng… trong khu vực.

“Có nơi như nhà hàng quen biết họ cho em lấy thức ăn không, có nơi như trường học em phải mua tầm 200 nghìn/tháng. Nói chung nhờ sự hỗ trợ của người thân và các đơn vị cung cấp thức ăn. Nguồn thức ăn hiện tại em cho heo, cá ăn toàn là thức ăn chất lượng mà giá lại rẻ”, Tuấn phấn khởi kể lại.

Khi đã giải quyết được vấn đề cốt lỗi là thức ăn chăn nuôi, Tuấn bắt tay vào đào trước một ao cá nhỏ khoảng 1000m2 để thử nghiệm; đồng thời, xây dựng trước một ít chuồng trại để nuôi heo.

Theo Tuấn, thời gian đầu kỹ thuật nuôi Tuấn tham khảo, học hỏi từ những người đi trước. Sau này mày mò, học hỏi thêm các phương pháp cho ăn, thay nước… Đến nay, có kinh nghiệm Tuấn chỉ tập trung vào nuôi heo rừng lai và cá Tra, cá Trê vì những con giống này khoẻ, ít binh bệnh tật, lại có nguồn tiêu thụ mạnh.

“Giống heo lai thì em nhập từ Bình Thuận, Gia Lai. Cá giống thì em nhập ở các tỉnh Miền Tây. Con giống được em lựa chọn kỹ lưỡng, lâu dần thành mối quen đến nay việc nhập con giống cũng như đầu ra chỉ cần báo là có người tới tận nơi thu mua”, anh Tuấn chia sẻ.

Sau 4 năm không ngừng học hỏi, xây dựng mô hình trang trại cho riêng mình. Hiện mọi công việc đều đã ổn định. Đến nay, trang trại của Tuấn đang nuôi khoảng 100 con heo lai trong 15 chuồng; 20.000 con cá Tra giống trong hai hầm 4.000m2 và 1 tấn cá Trê giống trong một hầm 2.000m2.

Mỗi năm, trừ đi chi phí nuôi và con giống Tuấn thu về hơn 100 triệu đồng tiền lời nuôi heo lai. Đối với cá, Tuấn thu nhập mỗi năm 2 vụ, trừ chi phí nuôi và con giống nếu giá thuận lợi cũng lời khoảng 300 triệu đồng.

Thành công từ những va vấp

Chia sẻ thêm về trang trại chăn nuôi của mình, Phạm Minh Tuấn cho biết, mỗi tháng chi phí đi lấy nguồn thức ăn chăn nuôi, điện và nước anh chỉ tốn khoảng 6 triệu đồng/tháng. Cá Tra có chu kỳ thu hoạch tầm 6-7 tháng, cá Trê có chu kỳ thu hoạch tầm 4 tháng, do đó dòng tiền từ chăn nuôi mang lại cho gia đình Tuần đều đặn và ổn định.

Tuấn áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín, cá tiêu thụ phân heo nên không xả thải và gây ô nhiễm cho môi trường. Mô hình của Tuấn được người dân địa phương rất ủng hộ, đặc biệt sản phẩm của trang trại của Tuấn mỗi khi đến lứa thu hoạch sẽ có đơn vị bao tiêu tới tận nơi nhập và xuất đi.

Thành phố Hồ Chí Minh: Người trẻ chọn chăn nuôi để phát triển nông nghiệp đô thị
Phạm Minh Tuấn vừa lấy thức ăn cho vật nuôi trở về trang trại.

“Trang trại dần đi vào nề nếp, hiện tại công việc của em cũng không tốn mấy thời gian. Mỗi ngày em chỉ đi lấy nguồn thức ăn về cho vật nuôi ăn hai lần là vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi lần lấy hơn 1 tấn thức ăn, sáng thì tới 9 giờ, buổi chiều thì khoảng 3 giờ là xong công việc. Thời gian còn lại em về nhà phụ vợ bán hàng online và chơi với con”, Tuấn chia sẻ thành quả phấn đấu của mình.

Bên cạnh thành quả đạt được, Phạm Minh Tuấn cũng không quên nhắc nhở bản thân rút ra bài học, không được tái phạm lại những sai lầm đã gặp phải. Theo Tuấn, vào thời điểm năm 2020, Tuấn có đầu tư nuôi thêm gần 2000 con vịt, gà nhưng không lường trước được lượng thức ăn cho gia cầm tốn kém nhiều lần so với cá và heo. Cộng thêm khu vực trang trại của Tuấn gió rất mạnh… môi trường không phù hợp nên gà, vịt dễ bị bệnh, trúng gió.

“Có thời điểm gà, vịt chết rất nhiều… đồng thời, sau đó cũng đúng vào thời điểm bị dịch Covid-19 nên không lấy được nguồn thức ăn, cũng không bán được gia cầm dẫn đến thất thu, thua lỗ nặng”, Tuấn nhớ lại.

Thành phố Hồ Chí Minh: Người trẻ chọn chăn nuôi để phát triển nông nghiệp đô thị
Anh Phạm Minh Tuấn đang cho cá Tra ăn buổi sáng.

Đến nay, từ những bài học và sai lầm đã gặp phải, Tuấn cho biết anh chỉ tập trung vào chăn nuôi heo lai và cá Tra, cá Trê. Hiện nay, Tuấn đang tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra cũng như tiếp tục thuê thêm đất để tăng diện tích trang trại tiến tới nhân rộng mô hình chăn nuôi từ cơ sở có sẵn của mình.

“Em đi từng bước, có đầu ra, có diện tích chăn nuôi và nguồn thức ăn mới thì em sẽ mạnh dạn nhân rộng mô hình của mình hơn nữa. Ai làm gì thì làm, riêng em thấy cái nghề nông nó có duyên với mình nên em sẽ gắn bó với nó”, Tuấn trãi lòng.

Nói về nỗ lực và kết quả xây dựng mô hình trang trại của Phạm Minh Tuấn, ông Nguyễn Trọng Tấn - Đại diện Tổ dân phố khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B cho biết, tại địa phương hiện nay vẫn còn quỹ đất nông nghiệp rộng lớn, rất phù hợp với mô hình chăn nuôi.

Theo ông Tấn, trang trại chăn nuôi của Tuấn hiện là điểm sáng trong việc phát triển nông thôn đô thị. Hiếm có người trẻ nào lại đầu tư và kiên trì với nghề nông trong thời buổi hiện nay như Phạm Minh Tuấn.

Còn ông Phạm Văn Luận - Chủ tịch Hội nông dân phường Tăng Nhơn Phú B thì cho rằng, Thành phố Thủ Đức là địa bàn trọng điểm được Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đầu tư nhiều dự án lớn và cả quá trình đô thị hóa nhanh, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhiều trong giai đoạn 2018 - 2023 để phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, phục vụ nhu cầu dân sinh cho người dân trên địa bàn. Do vậy, ngành nông nghiệp thành phố Thủ Đức phải chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Việc giảm diện tích trồng trọt nông sản có hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện đặc thù của thành phố Thủ Đức là hướng đi tất yếu để xây dựng nền nông nghiệp đô thị, phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Tuy nhiên, với những khu vực còn diện tích đất rộng lớn và phù hợp với chăn nuôi thuần nồng, nếu triển khai đúng cách thì chăn nuôi thuần nông vẫn là mô hình mang lại lợi nhuận cao. Điển hình là mô hình chăn nuôi của Phạm Minh Tuấn, hiện nay mô hình này bước đầu đã có những thành quả nhất định, việc nhân rộng mô hình chăn nuôi này rất được khuyến khích.

Theo ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, để phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung rà soát những hạn chế, cũng như những mục tiêu đề ra giai đoạn 2021-2025 để xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới theo hướng rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn.

Sở cũng tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới chuyên trách ngày càng chuyên nghiệp; nâng cấp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp, nhất là trong quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.

Cùng với đó, Sở cũng đẩy mạnh quá trình số hóa, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở về kết quả xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp đô thị; tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số, kết nối internet đến tận các ấp; đầu tư hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực.

Ngành nông nghiệp cũng tập trung các giải pháp để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công-tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công ở vùng nông thôn.

Thiên Nam - Ảnh Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load