Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 07:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 4.800 khu phố, ấp vận hành theo sắp xếp mới

09:23 | 16/04/2024

(Xây dựng) - Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện sắp xếp khu phố nhằm phát huy các hình thức, mô hình hoạt động tự quản và vai trò làm chủ của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 4.800 khu phố, ấp vận hành theo sắp xếp mới
Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.861 khu phố, ấp thành lập mới.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mô hình tổ chức 2 cấp (khu phố, ấp và tổ dân phố, tổ nhân dân) thời gian qua có một số hạn chế, bất cập như quy mô hộ dân và dân cư ở khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân không đồng đều theo từng mô hình hoạt động. Các phường, xã, thị trấn, có khu phố, ấp trên 4.000 hộ do địa bàn rộng nên khó khăn trong việc tuyên truyền, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nắm bắt tình hình nhân dân.

Bên cạnh đó, hoạt động khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội dưới phường, xã, thị trấn có lúc, có nơi chưa đồng bộ, nhất là trong thực hiện các phong trào tại địa phương. Ngoài ra, công tác phối hợp, phân công nhiệm vụ đôi lúc chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa phát huy được vai trò của các thành viên và hiệu quả của từng mô hình khi triển khai, thực hiện nhiệm vụ.

Trên phạm vi cả nước, hiện chỉ còn Thành phố Hồ Chí Minh duy trì dưới phường, xã, thị trấn 2 mô hình: Khu phố, ấp; tổ dân phố, tổ nhân dân. Do đó, mô hình tổ chức 2 cấp: Khu phố, ấp (1.604 khu phố và 404 ấp) và tổ dân phố, tổ nhân dân (19.574 tổ dân phố và 5.795 tổ nhân dân) thuộc 249 phường, 58 xã, 5 thị trấn cần được sắp xếp theo đúng quy định.

Việc sắp xếp khu phố, ấp nhằm xây dựng tổ chức dưới phường, xã, thị trấn sát dân, gần dân, trực tiếp truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân; bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; phát huy vai trò của quy ước cộng đồng dân cư; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong thực hiện giúp cho khu phố, ấp hoạt động hiệu quả.

Việc sắp xếp khu phố, ấp không làm thay đổi địa giới hành chính cấp xã và phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Phương thức tổ chức sinh hoạt tại các khu phố, ấp phù hợp cộng đồng dân cư, gắn với triển khai xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh (làm các địa điểm luân chuyển sinh hoạt ở mỗi khu phố, ấp) nhưng không làm phát sinh việc xây dựng mới trụ sở làm việc của khu phố, ấp; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Kết quả sắp xếp khu phố, ấp của Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã chủ động bám sát các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố về chủ trương định hướng sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn nhằm đảm bảo công tác triển khai được đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế và tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên.

Căn cứ số lượng 25.377 tổ chức (2.008 khu phố, ấp và 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân) sắp xếp, thành lập 4.861 khu phố, ấp (giảm 20.516 tổ chức). Tinh giản nhân sự người hoạt động không chuyên trách khu phố, ấp và người trực tiếp tham gia hoạt động khu phố, ấp từ khoảng 64.309 người xuống còn khoảng 43.749 người.

Về tên gọi, Thành phố chọn tên gọi khu phố, ấp và xuất phát từ thực tế hoạt động “tên khu phố, ấp vừa gìn giữ bản sắc, lịch sử địa phương, phù hợp với đô thị hiện nay và xu hướng phát triển của các huyện trong thời gian tới; vừa giúp không phải điều chỉnh các tổ chức chính trị - xã hội dưới phường, xã, thị trấn. Đồng thời, có những khu phố, ấp có quy mô số hộ thấp có thể giữ nguyên không phải tổ chức lại, có thể giữ nguyên tên gọi, tổ chức và nhân sự của 2.008 khu phố, ấp gốc khi tiến hành chia tách”.

Sau khi sắp xếp khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân thành lập khu phố, ấp căn cứ trên quy mô số hộ dân theo quy định: Khu phố có quy mô số hộ dân từ 500 hộ trở lên, ấp có quy mô số hộ dân từ 350 hộ trở lên; ranh giới khu phố, ấp phân chia rõ ràng, dễ xác định, được thể hiện cụ thể trên sơ đồ, bản vẽ…

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 của HĐND Thành phố, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện việc sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn Thành phố như sau:

1. Thành phố Thủ Đức sắp xếp 199 khu phố thành 644 khu phố mới.

2. Quận 1 sắp xếp 66 khu phố thành 98 khu phố mới.

3. Quận 3 sắp xếp 63 khu phố thành 112 khu phố mới.

4. Quận 4 sắp xếp 51 khu phố thành 78 khu phố mới.

5. Quận 5 sắp xếp 99 khu phố thành 85 khu phố mới.

6. Quận 6 sắp xếp 74 khu phố thành 106 khu phố mới.

7. Quận 7 sắp xếp 53 khu phố thành 212 khu phố mới.

8. Quận 8 sắp xếp 97 khu phố thành 202 khu phố mới.

9. Quận 10 sắp xếp 79 khu phố thành 116 khu phố mới.

10. Quận 11 sắp xếp 63 khu phố thành 115 khu phố mới.

11. Quận 12 sắp xếp 80 khu phố thành 339 khu phố mới.

12. Quận Bình Tân sắp xếp 130 khu phố thành lập 366 khu phố mới.

13. Quận Bình Thạnh sắp xếp 89 khu phố thành 271 khu phố mới.

14. Quận Gò Vấp sắp xếp 186 khu phố thành 306 khu phố mới.

15. Quận Phú Nhuận sắp xếp 60 khu phố thành 93 khu phố mới.

16. Quận Tân Bình sắp xếp 117 khu phố thành 212 khu phố mới.

17. Quận Tân Phú sắp xếp 68 khu phố thành lập 237 khu phố mới.

18. Huyện Bình Chánh sắp xếp 5 khu phố, 101 ấp thành 13 khu phố, 400 ấp mới.

19. Huyện Cần Giờ sắp xếp 5 khu phố, 28 ấp thành 5 khu phố, 43 ấp mới.

20. Huyện Củ Chi sắp xếp 8 khu phố, 170 ấp thành 13 khu phố, 292 ấp mới.

21. Huyện Hóc Môn sắp xếp 8 khu phố, 79 ấp thành 9 khu phố, 353 ấp mới.

22. Huyện Nhà Bè sắp xếp 4 khu phố, 26 ấp thành 22 khu phố, 119 ấp mới.

Viết Dũng – Bình An

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Cơ hội “vàng” để quy hoạch đô thị ven sông Hồng đột phá

    Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù được xem là động lực, cơ hội để Hà Nội tập trung nguồn lực, quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá.

    08:46 | 17/09/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Lên phương án “làm đẹp” cây xanh đô thị trước mùa mưa bão

    (Xây dựng) - Mùa mưa bão đang đến gần, với mật độ cây xanh dày đặc, trong đó có nhiều cây cổ thụ, cây lâu năm… có nguy cơ ngã, đổ bất cứ lúc nào. Do vậy, UBND thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) đã chỉ đạo Trung tâm công viên cây xanh Huế thống kê hiện trạng cây xanh và lên phương án cắt tỉa, hạ độ cao… nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trong mùa mưa bão.

    14:40 | 16/09/2024
  • Bảo vệ cây xanh đô thị tại Hà Nội: Cần một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện

    (Xây dựng) – Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội, với hàng chục nghìn cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Trước tình hình này, việc bảo vệ và khôi phục cây xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện cùng với việc nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

    10:34 | 16/09/2024
  • Hạ Long: Trả lại cảnh quan đô thị sau bão số 3 tại phường Cao Thắng

    (Xây dựng) – Tại phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), bão số 3 đi qua khiến đô thị tan hoang, cây đổ, vật liệu xây dựng theo bão ùn lên đường phố, thành phố đã kịp thời mở chiến dịch 7 ngày đêm thần tốc dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai. Phường Cao Thắng đã huy động lực lượng, tổ chức thu dọn cây đổ, làm vệ sinh môi trường xuyên đêm, sớm trả lại cảnh quan đô thị.

    09:31 | 15/09/2024
  • Cần Thơ: Đến năm 2030 có thêm 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V

    (Xây dựng) – Ngày 13/9, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Báo cáo số 247/BC-UBND Kế hoạch phân loại đô thị đến năm 2030 của thành phố Cần Thơ. Theo Kế hoạch đến năm 2030, thành phố Cần Thơ có 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V.

    15:48 | 14/09/2024
  • Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    Phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Vương Quốc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về những nội dung liên quan để làm rõ hơn định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

    15:22 | 14/09/2024
  • Lào Cai: Tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 5036/UBND-XD giao một số Sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

    21:04 | 13/09/2024
  • Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Bến Tre đạt 24%: Cơ hội và thách thức trong hành trình phát triển

    (Xây dựng) - Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bến Tre đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm. Theo Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, ban hành ngày 29/1/2021, mục tiêu được đặt ra cho giai đoạn 2021-2025 là đạt ít nhất 27% tỷ lệ đô thị hóa, và sang năm 2030 sẽ nâng lên 45%. Tuy nhiên, với tỷ lệ đô thị hóa hiện tại chỉ đạt 24%, rõ ràng việc thực hiện các mục tiêu này sẽ cần có những giải pháp quyết liệt hơn.

    14:20 | 13/09/2024
  • Kon Tum: Mục tiêu đô thị hóa 50% vào năm 2030, dự kiến mức kinh phí thực hiện gần 68.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa thông qua quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn kéo dài đến năm 2050. Đây là bước đi quan trọng trong việc định hình và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh, với mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống xã hội.

    14:17 | 13/09/2024
  • Bắc Ninh: Bức tranh kinh tế đa màu sắc, hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Với phương châm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh và khó khăn, thất bại của doanh nghiệp cũng là khó khăn, thất bại trong công tác điều hành của tỉnh”, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng trong tháng 8/2024.

    14:13 | 13/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load