Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 27/09/2024 14:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Thành phố Hồ Chí Minh: Ban hành kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với các cơ chế, chính sách đặc thù

11:27 | 26/06/2023

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ về kết quả thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Trong thời gian tới, Thành phố sẽ ban hành kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023 - 2030.

Thành phố Hồ Chí Minh: Ban hành kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với các cơ chế, chính sách đặc thù
Thời gian tới, Thành phố sẽ ưu tiên, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm đã khởi công để hoàn thành theo tiến độ đã đề ra.

Theo UBND Thành phố thời gian qua, Thành phố đã báo cáo cấp có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ với các cơ chế đặc biệt cho dự án; thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 2 dự án thành phần thuộc đường Vành đai 3 trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai sau thiết kế cơ sở các gói thầu xây lắp, đảm bảo kịp khởi công.

Đã hoàn thành các thủ tục và tổ chức thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển từ ngày 1/4/2022. Tính đến ngày 31/5/2023 đã thu được 2.665,77 tỷ đồng.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình lập đồ án quy hoạch ngành quốc gia về giao thông vận tải và triển khai các thủ tục đầu tư, xin ý kiến góp ý chuyên ngành trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, cao tốc, vành đai, liên kết vùng (Vành đai 4, Quốc lộ 50, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu kết nối với đường Vành đai 3).

Ngoài ra, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 16 công trình, dự án góp phần kéo giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố, nhất là các công trình trọng điểm như: cầu Thủ Thiêm 2, đường Đặng Thúc Vịnh, đường Tô Ký, đường Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Bưng… Tiếp tục triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng: Vành đai 2, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài; các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) như cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4…

Theo kế hoạch thời gian tới, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải (sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết). Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; ban hành kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023 - 2030.

Thành phố sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu ưu tiên nguồn vốn đầu tư các dự án giao thông vận tải trọng điểm, chiến lược cần tập trung đầu tư trong giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó, cần ưu tiên bố trí vốn chuẩn bị đầu tư các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), kết nối vùng, các tuyến giao thông trục chính, khu vực cảng biển; thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, ban hành quy chế về quản lý dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, ưu tiên, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm đã khởi công để hoàn thành theo tiến độ đã đề ra, gồm: Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, nút giao thông An Phú, Quốc lộ 50, đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, cầu Tân Kỳ Tân Quý, nút giao thông Mỹ Thủy, đường Dương Quảng Hàm… Tiếp tục rà soát, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc về công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công theo tiến độ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phương Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thạch Hà (Hà Tĩnh): Đầu tư 164 tỷ đồng xây dựng đường trục ngang ven biển

    (Xây dựng) - Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà, đơn vị đang triển khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đường trục ngang ven biển của huyện.

  • Ứng dụng BIM vào thi công dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

    (Xây dựng) - Áp dụng BIM trong các dự án giao thông có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và rút ngắn 12-15% thời gian thi công so với các phương pháp truyền thống.

  • Bắc Ninh: Gấp rút triển khai giải phóng mặt bằng sân bay Gia Bình

    (Xây dựng) – Ngày 26/9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện dự án thành phần công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng sân bay Gia Bình.

  • Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Sáng 26/9, các đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe các Sở, ngành liên quan báo cáo quy hoạch giao thông vận tải và tình hình thực hiện một số dự án, công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh.

  • Bến Tre: Sẽ khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển vào ngày 2/10/2024

    (Xây dựng) - Vào ngày 2/10/2024, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8, một cột mốc quan trọng trên tuyến đường bộ ven biển, mở ra cơ hội phát triển cho không chỉ tỉnh Bến Tre mà còn cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này diễn ra tại nút giao giữa Dự án cầu Ba Lai 8 và Quốc lộ 57B, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, hứa hẹn sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và người dân.

  • Tiền Giang: Tập trung phát triển hạ tầng giao thông

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, Tiền Giang đã khẳng định rõ rệt sự quan tâm và quyết tâm của mình trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông. Với chủ trương “Phát triển giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng và giao thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân…”, Tiền Giang đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này trong nhiều năm qua.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load