Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 04:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Hạ Long: Nghị quyết 21 thực sự đi vào cuộc sống của người dân

17:01 | 13/06/2024

(Xây dựng) - Ngày 31/12/2020, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU về đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị hình thành trước năm 2005 trên địa bàn thành phố. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21, nhiều khu dân cư trong thành phố đã mang một diện mạo mới, khang trang, đẹp đẽ, tô điểm cho thành phố Hạ Long ngày càng đồng bộ, hiện đại, văn minh.

Thành phố Hạ Long: Nghị quyết 21 thực sự đi vào cuộc sống của người dân
Ngày 9/6/2024, phường Việt Hưng (thành phố Hạ Long) phối hợp với Thành đoàn Hạ Long tổ chức khởi công bê tông hóa tuyến đường đất tại khu dân cư khu phố 8 theo tinh thần Nghị quyết 21 NQ/TU. Tuyến đường được phê duyệt với tổng kinh phí 700 triệu đồng, trong đó, Thành phố hỗ trợ 132 tấn xi măng trị giá khoảng 185 triệu đồng, phần kinh phí còn lại thực hiện xã hội hóa từ Thành đoàn Hạ Long, các cán bộ đảng viên trên địa bàn phường và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. (Ảnh: CTTĐT thành phố Hạ Long).

Thành phố Hạ Long là đô thị có số lượng các khu dân cư, khu đô thị nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, do được đầu tư xây dựng từ lâu, nên nhiều khu dân cư, khu đô thị đã bị xuống cấp, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người dân, nhất là những khu vực được hình thành từ năm 2005 trở về trước.

Xuất phát từ thực tiễn này, để nâng cao chất lượng sống cho người dân, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá đô thị, góp phần xây dựng thành phố Hạ Long ngày càng hiện đại, thông minh, Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long đã quyết định ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU về đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị hình thành trước năm 2005 trên địa bàn thành phố. Theo đó, thành phố Hạ Long quyết định ưu tiên dành một phần nguồn lực (tối thiểu 5%) tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách để cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu dân cư hình thành trước năm 2005.

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, đầu năm 2021, UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức họp bàn với các phòng, ban và 13 phường để ban hành Kế hoạch số 51/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết. Mục tiêu đặt ra của Kế hoạch đối với những khu đô thị do Nhà nước, nhà đầu tư hình thành trước năm 2005 là: Mặt đường sẽ được đầu tư nâng cấp, cải tạo; vỉa hè được lát đá xẻ tự nhiên hoặc đá granite; cây xanh, điện chiếu sáng được đầu tư, nâng cấp đồng bộ; chỉnh trang đường điện, nước, viễn thông và hạ ngầm những nơi có đủ điều kiện; đầu tư hệ thống thoát nước thải và thoát nước mặt riêng để khắc phục hoàn toàn tình trạng ngập úng trong khu đô thị.

Đối với những khu dân cư hiện hữu phù hợp với quy hoạch nhưng hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được thực tiễn yêu cầu cuộc sống hiện nay, cũng như chưa đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, thành phố sẽ thực hiện bê tông hóa hoặc thảm bê tông nhựa mặt đường; 100% khu phố có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước mặt, kè chắn được đầu tư, đảm bảo không còn ngập úng, sạt lở cục bộ; đầu tư hệ thống cây xanh, vỉa hè mới.

Thành phố Hạ Long: Nghị quyết 21 thực sự đi vào cuộc sống của người dân
Người dân phường Cao Thắng tự nguyện phá dỡ công trình, hiến đất thực hiện dự án Cải tạo, chỉnh trang tuyến đường nối từ nút giao đường Bà Huyện Thanh Quan với đường 336 đến đường Nguyễn Văn Cừ tại khu vực giáp trường THPT Hòn Gai. (Ảnh: CTTĐT thành phố Hạ Long).

Giai đoạn 2021-2022, thành phố thực hiện đầu tư trên địa bàn các phường: Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Hồng Hà, Hồng Hải, Cao Xanh; giai đoạn 2022-2023, tiếp tục thực hiện đầu tư tại các phường: Cao Thắng, Hồng Gai, Giếng Đáy, Hà Khẩu, Hà Tu. Đến hết năm 2023, cơ bản hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo các tuyến chính và đến năm 2025 sẽ hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến ngõ.

Với chủ trương tối ưu hiệu quả đầu tư và việc đầu tư đạt theo đúng lộ trình đặt ra, thành phố Hạ Long ưu tiên đầu tư tại những khu dân cư, khu đô thị có tỷ lệ lấp đầy lớn, có chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng và đặc biệt là có sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh nguồn lực được bố trí từ ngân sách thành phố, thành phố huy động thêm các nguồn lực xã hội hóa để triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong đó: xã hội hóa 100% công tác GPMB và cây xanh trồng theo quy hoạch (Ban chỉ đạo khu phố có trách nhiệm vận động nhân dân và điều phối công tác GPMB); các hạng mục đầu tư thuộc ngành điện, nước, viễn thông và các ngành khác có liên quan do các doanh nghiệp này bố trí 100% kinh phí.

Đối với việc đầu tư các hạng mục khác như: Giao thông, vỉa hè, điện chiếu sáng, thoát nước, kè, hạ tầng khác, thành phố lấy ý kiến, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, phát huy dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm trên nguyên tắc: Nhân dân tại các khu dân cư, đô thị họp thống nhất đóng góp bằng tiền, ngày công lao động trước khi khởi công công trình, mức đóng góp phù hợp với tính chất, quy mô công trình và điều kiện thực tế của mỗi hộ gia đình. Việc huy động người dân cùng thống nhất cách thức triển khai, tham gia đầu tư đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng của công trình và gắn trách nhiệm của người dân với các khu dân cư, khu đô thị, làm tăng ý thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ các công trình.

Thành phố Hạ Long: Nghị quyết 21 thực sự đi vào cuộc sống của người dân
Các hộ dân tại tổ 15 khu 9 phường Hồng Hà tự nguyện tháo dỡ các công trình và hiến đất để thực hiện dự án cải tạo tuyến cống thoát nước. (Ảnh: CTTĐT thành phố Hạ Long).

Với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó nhân dân hiến quyền sử dụng đất, Nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình, Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc cùng triển khai thực hiện. Đi vào thực hiện, Nghị quyết đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn trong nhân dân, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Đến nay, hàng trăm hộ dân các phường, khu đô thị trên địa bàn thành phố đã đồng thuận hiến hàng chục nghìn m2 đất để mở rộng các tuyến đường.

Thực hiện Nghị quyết 21, hàng loạt những tuyến đường xuống cấp, rộng chỉ hơn 2m, không có hệ thống thoát nước, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Hạ Long đã và đang được xây mới, mở rộng. Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 21, bên cạnh đóng góp hàng nghìn m2 đất của người dân trị giá hàng trăm tỷ đồng, thành phố đã bố trí 18,5 tỷ đồng cho các dự án; bố trí 1,684 tỷ đồng cho 2 công trình đã hoàn thành trên địa bàn phường Hồng Hà. Giai đoạn 2022-2025, thành phố tiếp tục bố trí 981,5 tỷ đồng để thực hiện các công trình theo Nghị quyết 21.

Tiêu biểu phải kể đến dự án Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khắc phục xử lý ngập úng khu vực khu 7 phường Cao Thắng hoàn thành vào tháng 7/2021 đã khắc phục tình trạng ngập lụt tại khu vực này kéo dài hơn chục năm trước đó. Thực hiện dự án này, đã có 61/65 hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận hiến đất, công trình; còn tại Dự án Cải tạo, chỉnh trang tuyến đường nối từ nút giao đường Bà Huyện Thanh Quan với đường 336 đến đường Nguyễn Văn Cừ tại khu vực giáp trường THPT Hòn Gai, 106/135 hộ dân 2 phường Cao Thắng, Hồng Hải đã đồng thuận hiến đất, tháo dỡ công trình trên đất để mở rộng tuyến đường

Giữa năm 2021, khu vực dân cư thuộc khu 7 phường Cao Thắng và khu 9 phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, đã không còn cảnh ngập lụt và ô nhiễm môi trường suốt hàng chục năm trước mỗi khi mưa to kéo dài.

Thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TU, người dân các tổ 5, 12, 14, 15, 16 Khu 9 phường Hồng Hà đã cùng nhau hiến đất, góp công, góp tiền giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để thành phố mở rộng, nắn tuyến và đổ bê tông mặt đường; xây dựng hệ thống cống thoát nước, để giải phóng mặt bằng xây dựng lại tuyến cống thoát nước. Trước đây, do cống thoát nước cũ, khi mưa to nước không thoát được nên thường ngập 50-70cm. Từ khi cải tạo lại tuyến đường ngõ xóm tại tổ 5 và xây dựng lại hệ thống cống thoát nước, người dân sinh sống trong khu không còn phải chịu cảnh ngập úng mỗi khi trời mưa to như trước đây.

Thành phố Hạ Long: Nghị quyết 21 thực sự đi vào cuộc sống của người dân
Từ giữa năm 2021, sau khi hoàn thành cải tạo mở rộng đường và xây dựng lại hệ thống cống thoát nước, tuyến đường ngõ xóm tại tổ 5 khu 9 phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long đã sạch sẽ, phong quang, người dân sinh sống trong khu không còn phải chịu cảnh ngập úng mỗi khi trời mưa to như trước đây. (Ảnh: CTTĐT thành phố Hạ Long)

Tại nhiều khu dân cư khác trên địa bàn thành phố Hạ Long, người dân vẫn đang tiếp tục vận động nhau tích cực hiến đất, phá dỡ các công trình, vật kiến trúc và cây cối hoa màu trên đất, đóng góp sức người, sức của sẵn sàng tạo điều kiện thi công các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị cũ.

Mới đây, ngày 9/6/2024, phường Việt Hưng phối hợp với Thành đoàn Hạ Long tổ chức khởi công bê tông hóa tuyến đường đất tại khu dân cư khu phố 8 theo tinh thần Nghị quyết 21, đáp ứng mong mỏi của người dân. Theo đó, tuyến đường qua khu phố 8 nhiều năm qua vẫn là đường đất, song không thể đầu tư xây dựng lại do nằm trong hàng lang giao thông đường sắt. Nhằm giúp người dân đi lại thuận tiện hơn, phường Việt Hưng đã xin ý kiến của Thành ủy - UBND thành phố Hạ Long để triển khai bê tông hóa 1.000m đường qua khu dân cư, đảm bảo không ảnh hưởng đến quy hoạch và hành lang an toàn giao thông đường sắt. Tuyến đường được phê duyệt với tổng kinh phí 700 triệu đồng, dài 1.000m trên cơ sở nền đường cũ, kết cấu đổ bê tông đá với chiều rộng 2,5m, chiều dày bê tông 0,2m, dài 1.000m. Thành phố hỗ trợ 132 tấn xi măng trị giá khoảng 185 triệu đồng; phần còn lại do nhân dân trong khu phố đóng góp công sức, kinh phí để san tạo mặt bằng; phường huy động xã hội hóa từ Thành đoàn Hạ Long, các cán bộ đảng viên trên địa bàn phường và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long, đã có hàng loạt tuyến đường, hạ tầng đô thị các khu dân cư trên địa bàn thành phố Hạ Long được đầu tư mở rộng, nâng cấp, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị thành phố Hạ Long theo hướng ngày càng khang trang, sạch đẹp, hiện đại. Kết quả này đã minh chứng Nghị quyết số 21 của Thành ủy Hạ Long lấy người dân làm chủ thể, là người trực tiếp tổ chức thực hiện và thụ hưởng thành quả, đã thực sự đi vào cuộc sống, được người dân nghe, tin tưởng và làm theo.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load