Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 13:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Thanh Hóa: Nhiều công trình nước sạch hư hỏng, không hiệu quả

22:44 | 08/05/2023

(Xây dựng) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 519 công trình cấp nước tập trung tại khu vực miền núi. Trong đó có khoảng 6% công trình hoạt động hiệu quả, còn lại là công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động, gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước.

Thanh Hóa: Nhiều công trình nước sạch hư hỏng, không hiệu quả
Nhiều công trình nước sạch tập trung chưa mang lại hiệu quả.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 519 công trình cấp nước tập trung tại khu vực miền núi. Trong đó, chỉ có 29 công trình hoạt động hiệu quả (5,59%), 347 công trình hoạt động kém hiệu quả (66,86%) và 143 công trình không hoạt động (27,55%). Hiện những công trình không hoạt động đang bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí ngân sách của Nhà nước mà còn khiến cho hàng nghìn người dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Điển hình như: Huyện Quan Hóa 27 công trình, Quan Sơn 20 công trình, Thường Xuân 13 công trình, Lang Chánh 18 công trình ngừng hoạt động...

Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, huyện miền núi Quan Hóa được đầu tư 88 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với 729 bể chứa nước. Tuy nhiên, có đến 355 bể chứa nước đã bị hư hỏng hoàn toàn, số còn lại đều trong tình trạng hỏng một số bộ phận không có khả năng tích nước, hoặc dẫn nước kém… Để có nước sinh hoạt, người dân phải mua ống lấy nước trực tiếp từ mó nước, hoặc góp tiền khoan giếng và mua máy lọc nước về sử dụng.

Còn tại huyện Lang Chánh có khoảng 40 công trình nước sinh hoạt tập trung, trong đó có tới hơn 18 công trình đã bị hư hỏng, bỏ hoang. Số còn lại, hầu hết không bảo đảm công năng để đáp ứng được nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho người dân theo thiết kế.

Tương tự, Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung nằm trong Dự án 134 của Chính phủ hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện tại xã Thanh Phong (Như Xuân) triển khai từ năm 2008 ở 2 thôn Xuân Phong và Quang Hùng, mỗi thôn 2 bể, với tổng kinh phí hơn 672 triệu đồng. Đến năm 2011, tiếp tục xây dựng thêm 4 bể, kinh phí gần 997 triệu đồng. Nhưng đến nay, công trình này vẫn chưa sử dụng hiệu quả như kỳ vọng ban đầu.

Thanh Hóa: Nhiều công trình nước sạch hư hỏng, không hiệu quả
Thanh Hóa: Nhiều công trình nước sạch hư hỏng, không hiệu quả
Nhiều công trình bỏ hoang, hư hỏng, xuống cấp không còn sử dụng.

Nguyên nhân các công trình cấp nước bị xuống cấp, bỏ hoang là do công tác khảo sát, thiết kế và lập dự án chưa phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất và nguồn nước nên chất lượng nước không bảo đảm; không đủ nước cung cấp theo thiết kế. Bên cạnh đó, thời tiết cực đoan, mưa lớn, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ công trình; mực nước tại các đập chứa, các khe, suối giảm đáng kể, trong khi nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng cao nên nhiều công trình không đủ nguồn nước cung cấp hoặc chỉ đủ cho một số cụm dân cư, làm giảm hiệu quả đầu tư của công trình.

Trước thực trạng trên cũng như để bảo đảm người dân nông thôn được sử dụng nước sạch hàng ngày, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên hỗ trợ kinh phí để duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước nông thôn tập trung, nhất là tại các huyện miền núi và khu vực khó khăn về nguồn nước.

Đồng thời, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp nhận đầu tư và quản lý, khai thác công trình; tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh truyền thông về bảo vệ và sử dụng các công trình nước sạch nông thôn. Đối với các công trình cấp nước do UBND cấp xã quản lý, tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp nhận đầu tư và quản lý, vận hành công trình.

Thảo Chi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load