Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 05:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển đô thị hóa

22:03 | 06/02/2023

(Xây dựng) - Với phương châm lấy con người, chất lượng cuộc sống làm trung tâm, đồng thời cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý xã hội, đô thị hóa sẽ được gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống công trình công cộng phục vụ người dân. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh phát triển đô thị hóa.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển đô thị hóa
Đô thị hóa góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Thanh Hóa hiện mới đạt 36% nên Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị có ý nghĩa lớn để tỉnh Thanh Hóa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là cơ hội để cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị bởi các cực tăng trưởng của tỉnh được xác định tại Nghị quyết này đều là các đô thị lớn. Nhiệm vụ phát triển “tứ sơn” - các trung tâm động lực của tỉnh Thanh Hóa cũng chính là phát triển các đô thị Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Sầm Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng.

Hiện có 23 huyện đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng, đạt 100%; các đô thị thành phố, thị xã, thị trấn đều được phê duyệt quy hoạch chung, đạt 100% với chất lượng đồ án quy hoạch ngày càng được nâng cao, làm cơ sở để quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư.

Về thực hiện xây dựng đô thị thông minh đến nay, hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa có 34 đô thị, gồm 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 30 đô thị loại V, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 36% tăng hơn 25,6% so với năm 2010. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, quản lý, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có kế hoạch số 57 để quán triệt thực hiện. Nhiều chỉ tiêu cụ thể đã được đề ra trên cơ sở phân tích hiện trạng và điều kiện phát triển đô thị hiện tại. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%, đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Theo quy hoạch xây dựng, số lượng đô thị toàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 khoảng 45 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP của tỉnh đến 2025 phấn đấu đạt 75%, đến năm 2030 phấn đấu đạt 85%. Lộ trình đến 2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ xây dựng các thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn, các thị xã Bỉm Sơn và Nghi Sơn thành đô thị thông minh, kết nối các đô thị thông minh của khu vực và quốc gia.

Với hướng phát triển đô thị, đến năm 2025 Thanh Hóa sẽ phát triển 1 đô thị loại I là TP Thanh Hóa (sáp nhập TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn); 2 đô thị loại III gồm TP Sầm Sơn và thị xã Bỉm Sơn; 1 đô thị loại IV là thị xã Nghi Sơn và 29 thị trấn là đô thị loại V. Bên cạnh đó, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; có chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại IV trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.

Được biết, việc tỉnh Thanh Hóa mở rộng quy hoạch chung thành phố Thanh Hóa theo hướng sáp nhập huyện Đông Sơn, vừa tăng cường các chức năng trụ cột cho thành phố; đồng thời phù hợp với phương hướng sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do điều kiện huyện Đông Sơn có quy mô diện tích quá nhỏ so với tiêu chuẩn.

Thảo Chi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load