Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 16:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thanh Hóa: Chấn chỉnh công tác lập và thẩm định dự án

22:20 | 19/05/2022

(Xây dựng) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Văn bản số 6775/UBND-CN về việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác lập và thẩm định dự án, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trên địa bàn tỉnh.

thanh hoa chan chinh cong tac lap va tham dinh du an
Ảnh minh họa.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực rà soát, đánh giá, lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng về quy mô dự án, loại hình, cấp công trình đảm bảo theo đúng quy định. Nâng cao chất lượng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát.

Nội dung phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phải cụ thể, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với chủ trương đầu tư; phải phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát trước khi tiến hành khảo sát; tổ chức giám sát và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng theo đúng quy định.

Yêu cầu phải nghiên cứu kỹ điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn khu vực dự án và các dự án lân cận đã được thực hiện để xem xét giải pháp khảo sát, thiết kế, thi công, dự toán cho phù hợp (các nội dung thường thiếu sót như: Nội dung khảo sát chưa đầy đủ, thiếu chỉ tiêu về thí nghiệm nền đất yếu; thiếu khảo sát thủy văn, khoảng cách giữa các cọc chi tiết lớn hơn quy định...).

Tổ chức lập hồ sơ thiết kế tuân thủ yêu cầu của chủ trương đầu tư, các quy hoạch liên quan, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng, đáp ứng nhiệm vụ thiết kế. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng; bảo đảm an toàn chịu lực, mỹ quan, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy; giải pháp thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng và chi phí xây dựng hợp lý; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường...

Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự đảm bảo chuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó phải quy định rõ các quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư và Quản lý dự án theo các quy định của pháp luật.

UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra, đánh giá năng lực của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thuộc phạm vi của mình quản lý, nhất là UBND các xã, phường, thị trấn; trên cơ sở đó có kế hoạch hướng dẫn, phổ biến, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, những người được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án; thường xuyên kiểm tra công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu...

Về công tác phối hợp trong thẩm định đối với các ngành, đơn vị phối hợp tham gia ý kiến: Thực hiện thẩm định, hoặc có ý kiến các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực chuyên ngành quản lý, đảm bảo về chất lượng và thời gian trả lời theo đề nghị của cơ quan chủ trì.

Ý kiến tham gia cần khẳng định rõ quan điểm “đồng ý” hay “không đồng ý”, hoặc “phù hợp” hay “không phù hợp” đối với các nội dung trong hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư; trường hợp “không đồng ý” (hoặc “không phù hợp”) thì cần nêu rõ lý do để cơ quan chủ trì làm cơ sở đề nghị chủ đầu tư chỉnh sửa, hoàn thiện. Đối với chủ đầu tư: Cung cấp đầy đủ hồ sơ, kịp thời đến các sở, ngành, đơn vị phối hợp tham gia ý kiến; đồng thời giải trình, làm rõ đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của các sở, ngành (nếu có).

Hà Chi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load