Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 07:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thanh Hóa: Ban hành chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

19:30 | 30/08/2021

(Xây dựng) - Ngày 30/8, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại khoản 12, Mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

thanh hoa ban hanh chinh sach ho tro nguoi lao dong gap kho khan do dai dich covid 19
Thợ xây, phụ hồ bị mất việc làm, không có thu nhập, gặp khó khăn do ở trong các khu vực bị phong tỏa, cách ly hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động là một trong những đối tượng được hỗ trợ.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là người lao động (theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Việc làm) không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), làm việc và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh (không thuộc các trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp ưu đãi hàng tháng), làm một trong các công việc như: Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định; Bốc vác, vận chuyển hàng hóa; Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm truyền thống và xe công nghệ), xe xích lô chở khách; Đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc gia đình theo giờ, theo ngày không có địa điểm cố định; Bán lẻ vé số lưu động; Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch; cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ; cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ không thiết yếu.

Ngoài các đối tượng quy định trên, trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh các đối tượng khác cần hỗ trợ thì UBND cấp huyện chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho đối tượng. Trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều kiện được hỗ trợ là người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Bị mất việc làm, không có thu nhập, gặp khó khăn do ở trong các khu vực bị phong tỏa, cách ly hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND tỉnh, UBND cấp huyện) để phòng, chống dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Mức hỗ trợ và phương thức chi trả, mức hỗ trợ: Mỗi người chỉ được hỗ trợ một lần với mức 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thời gian thực tế tạm dừng hoạt động bị mất việc làm nhưng không quá 1.500.000 đồng/người/lần hỗ trợ. Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng (đối với trường hợp cá nhân có tài khoản ngân hàng).

Chủ tịch UBND cấp xã thành lập hội đồng xét duyệt, người lao động nộp trực tiếp đề nghị hỗ trợ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp. Trong thời hạn tối đa 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, UBND cấp xã thực hiện đầy đủ các công việc. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời, gửi quyết định về Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, UBND cấp xã thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động.

Nguồn kinh phí thực hiện là ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách theo cơ chế quy định tại điểm đ khoản 2 mục I của Nghị quyết số 68/NQ-CP: Địa phương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện chính sách.

Hà Chi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load