Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 27/09/2024 04:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Tháng Sáu Hà Nội, em và những cơn mưa

14:34 | 03/06/2021

(Xây dựng) - Tháng Sáu, niềm cô đơn ùa về phố, từng đàn chim bay đi thiên di trong một giấc ngủ dài mộng mị.

thang sau ha noi em va nhung con mua

Tháng Sáu giọt guitar ngân nga rơi từ căn gác cổ nhà ai buồn bã xo vai lăn dài xuống phố.

Tháng Sáu long lanh mắt màu lá me xanh, tháng Sáu, Hà Nội, em và những cơn mưa.

Mỗi khi có dịp trở về Hà Nội tôi lại dông dài với những cơn mưa tháng Sáu, những cơn mưa kỷ niệm, những cơn mưa em còn bày biện nỗi nhớ học trò, trên những con phố nhỏ, quả sấu chín rụng vào đêm đèn khuya bay lên.

Dọc con phố Phan Đình Phùng, thủa xưa tôi thường qua đây, đám học trò vẫn như chưa biết điều gì sắp xảy ra với cuộc chia ly âm thầm sắc đỏ. Vẫn còn đó là phố, vẫn còn đó là những hàng sấu già nua, vẫn còn đó là những cơn mưa, ngóng đợi ngày dài vời vợi.

Mưa về ngang phố, mưa về ngang tay, mưa về ngang cây, mưa còn đợi mây, mưa sầm mưa sập, mưa rối mưa bời, mưa thỏ thẻ lời, phố ơi còn tôi, mưa bỏ quên rồi, phố ơi còn em…

Phố ơi còn em, chiều vội lên đèn, phố Phan Đình Phùng, phố Mai Xuân Thưởng, là phố Hàng Cót là phố Hoàng Diệu, là phố Đặng Dung kéo về Hàng Bún. Phố lên màu nhớ, phố bờn bợt mưa, ở đâu phố vừa một tà áo trắng, ở đâu phố vừa giọt mưa câm lặng, ở đâu phố vừa sấu rơi đường khuya?

Sấu rơi đường khuya, mưa rơi đường khuya, nhớ rơi đường khuya, buồn rơi đường khuya, tôi rơi đường khuya, em còn đường khuya?

Em còn đường khuya, mưa vùi tháng Sáu, em còn đường khuya, bầy sẻ nương náu, em còn đường khuya phố già chết lặng, em còn đường khuya tôi chờ ai kia?

Những cơn mưa tháng Sáu như một bản tình ca của em, của ai, của tôi, người của muôn nơi, những góc phố, những tâm tình phố, những bờ vai phố, những nhớ nhung phố, những thở dài phố, Hà Nội trầm ngâm…

Nếu tháng Năm là một tháng ồn ào và náo nhiệt thì tôi lại thấy, lại nghĩ tháng Sáu ở Hà Nội mỏng manh, mươn mướt, thườn thượt hoài niệm.

Có những buổi chiều Khâm Thiên, con phố trổ mình trong mưa, con phố trắng xóa, con phố nênh nổi, con phố chìm bọt, con phố chiều rơi mù khơi. Theo người, theo xe, theo những ngược xuôi mà nghe, mưa đổ về thành phố. Qua Nguyễn Lương Bằng, qua Tôn Đức Thắng, tôi bùi ngùi Ngã Tư Sở, tôi dầm dề Nguyễn Trãi, tôi mưa Thanh Xuân, tôi đăng đàn tháng

Sáu, và tôi chết lặng một hồ sen Phùng Khoang. Phùng Khoang là một làng cổ của Hà Nội, gọi là hồ sen nhưng đó chỉ là một khoảng hồ nhỏ trước mặt của chùa Phùng Khoang nằm kế bên cổng làng. Chùa Phùng Khoang là một trong những công trình kiến trúc có quy mô lớn và theo ý nghĩa của người xưa thì chùa Phùng Khoang có tầm quan trọng ảnh hưởng tới sự tín ngưỡng, tôn giáo tạo nên một không gian văn hóa vô cùng đặc biệt. Bởi chùa Phùng Khoang là hợp thể của các đơn nguyên kiến trúc có thể kể đến như: tam quan gác chuông, toà tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu và tăng phòng…

Trong những giấc mưa của thành phố, trong những bụi bặm mà cơn mưa xô xuống vệ đường, những đóa sen nhỏ nhoi ven hồ vẫy mưa mà lên, vẫy mưa mà quên, vẫy mưa mà tình mà tự, vẫy mưa mà thương em nhớ ai.

Nhắc đến sen ở Hà Nội người ta sẽ phải kể ngay đến sen Hồ Tây, hay đầm sen Xuân Đỉnh nằm ở ngõ 408 đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, được xem là một trong những chốn sen lâu đời và có diện tích rộng nhất của thành phố, bởi không có nơi nào trồng được thứ sen đẹp, nhiều cánh, lâu tàn, hương thơm lâu như sen ở chốn này.

Dẫu vậy thì mỗi khi vào mùa, mỗi khi tháng Sáu, mỗi khi Hà Nội trở mình thơm tho, lòng tôi lại vụng về những cơn mưa bên những cánh sen mỏng chen vài bông súng tím ngơ tím ngát ở cái hồ nước chẳng lấy đâu mà thênh thang Phùng Khoang.

Đời người kể cũng lạ, đôi khi chỉ là một ánh mắt, một cái nắm tay, thì cơn mưa dẫu có ngang qua đời bạn một lần thôi cũng đủ để những bong bóng phập phồng một đời, bọt mưa một thời, lòng dạ rối bời. Em về ngang phố chiều nay, tháng Sáu mưa, tháng Sáu say, tháng Sáu chẳng kịp thề nguyền. Hà Nội mưa… bay… bay…

Hà Nội mưa, ừ thì mưa, mưa cho lên chưa một vạt chiều thẫm, mưa cho như xưa một cánh sen hồng, mưa tần ngần dắt phố, vào những câu chuyện của mình. Mưa ơi còn rơi? Cánh chuồn lạc phố, Hà Nội long lanh…như màu áo em xanh…

Những cơn mưa trong tôi không ngừng lên khơi, buông lơi thành phố, chơi vơi thành phố, trầm ngâm thành phố, tháng Sáu về ướt dầm Hà Nội. Ký ức bừng tỉnh trong mưa, song thưa, sen hồng một đóa, mắt mưa một thủa, như một con phố dài tự kỷ, tôi đón những ngày mưa về chưa?

Hà Nội cứ thế tôi, Hà Nội cứ thế em, Hà Nội cứ thế mưa, Hà Nội cứ thế sen, Hà Nội cứ thế những vòm sấu xanh non tháng Sáu. Tháng Sáu chẳng dành cho những tâm tình vội vã, tháng Sáu chẳng dành cho những nhớ thương hời hợt. Và Hà Nội cũng thế, chẳng dành cho một tháng Sáu riêng em riêng tôi. Tháng Sáu, Hà Nội và những cơn mưa dành cho cả bao người.

Chiều nay, không giống như những buổi chiều xưa, cơn mưa về ngang thành phố biển, tôi nhớ đến tháng Sáu Hà Thành. Ở một nơi nào, những đóa sen còn hồng lên màu nhớ, ở một nơi nào đường phố rơi những quả sấu mà tôi cứ ngỡ, thanh xuân. Rồi tự ru lòng bằng một Khúc mưa của Đỗ Trung Quân:

"Giá trời đừng mưa/ anh chẳng cần xuống phố/ Hoa cúc vàng nhà ai/ thả từng chùm/ Hoài nhớ/ áo em vàng.../ Tháng sáu.../ Trời buồn.../ Lũ chim sẻ hiên nhà đi mất/ Như em.../ Như em...".

Hồ Huy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load