Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 03:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thái Nguyên: Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng

14:09 | 26/04/2022

(Xây dựng) - Giai đoạn 2021 - 2025, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên phấn đấu thực hiện trồng rừng tập trung 3.700 ha, trong đó trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1.100 ha, trồng rừng theo các nguồn vốn khác 2.600 ha, khoán bảo vệ 26.500 ha rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 6.600 ha, ổn định tỷ lệ che phủ rừng theo tiêu chí mới từ 46% trở lên.

tiep tuc nang cao hieu qua quan ly bao ve rung
Chi cục tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Thái Nguyên hiện có trên 178.800 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó, rừng đặc dụng 36.000 ha, rừng phòng hộ 43.000 ha và rừng sản xuất hơn 99.000 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,6%, cao hơn 5,5% so với mức bình quân chung của cả nước. Những năm qua, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã nỗ lực khắc phục những khó khăn lớn như: Lực lượng mỏng, địa bàn rộng, diện tích rừng lớn với địa hình hiểm trở, phức tạp; một số chủ rừng còn chủ quan và chưa trách nhiệm trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích được giao quản lý… để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã tham mưu cho Sở NN&PTNT thống nhất số liệu 3 loại rừng với Tổng cục Lâm nghiệp làm cơ sở để đưa vào quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030; tham mưu cho HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hưởng ứng thực hiện Chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Dự án Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng và nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh giai đoạn 2021-2025…

Song hành với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được tăng cường.

Ngoài ra, Chi cục còn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; hướng dẫn các chủ rừng là hộ dân, cá nhân xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương tổ chức 10 cuộc diễn tập chữa cháy rừng cấp xã; tổ chức cắm 333 biển cảnh báo lửa rừng trên địa bàn huyện Đại Từ; làm mới và sửa chữa lại 43 biển báo cấm và bảng biển tuyên truyền bảo vệ và phòng, cháy chữa cháy rừng.

Lực lượng Kiểm lâm cũng tổ chức thực hiện 24 đợt truy quét ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, nắm bắt thông tin, tình hình để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi khai thác, phá rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn…

Ông Lê Cẩm Long - Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên chia sẻ: Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong năm 2022, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện trồng rừng tập trung 3.700 ha, trong đó trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1.100 ha, trồng rừng theo các nguồn vốn khác 2.600 ha, khoán bảo vệ 26.500 ha rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 6.600 ha, ổn định tỷ lệ che phủ rừng theo tiêu chí mới từ 46% trở lên. Cùng với đó, Chi cục tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững để nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản để tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng...

Nguyễn Thành

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load