Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 21:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thái Nguyên: Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

22:41 | 23/05/2022

(Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng vừa có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh, triển khai thực hiện nghiêm nội dung công văn chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

thai nguyen tang cuong cong tac bao ve tai nguyen nuoc duoi dat
Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.

Theo kết quả điều tra để thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện: Tổng trữ lượng tài nguyên nước dưới đất dự báo trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 189,3 triệu m3/ngày (nước nhạt); khoảng 61,4 triệu m3/ngày (nước mặn) và thuộc loại lớn so với khu vực. Tuy nhiên, hiện chỉ có các khu vực đồng bằng, đồng bằng ven biển và khu vực Tây Nguyên là có điều kiện thuận lợi để khai thác nước dưới đất tập trung, với quy mô lớn.

Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc ước tính khoảng 10,5 triệu m3/ngày/đêm (chiếm khoảng 17,2% trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác). Nguồn nước dưới đất được khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt (đô thị, nông thôn); khai thác để phục vụ một số mục đích khác như: Tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.

Mặc dù tổng lượng khai thác nước dưới đất so với tiềm năng chưa lớn, song việc khai thác nước dưới đất ở nước ta thời gian qua thường tập trung với lưu lượng lớn, bố trí công trình khai thác nước chưa hợp lý tại các khu vực đô thị lớn đã gây suy giảm mực nước dưới đất với tốc độ nhanh, liên tục, cục bộ trong các tầng chứa nước.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5-2 tỷ m3, nguồn nước chủ yếu cấp cho thành phố Thái Nguyên và một số thành phố khác của tỉnh là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu, sông Công do các nhà máy nước cung cấp, ngoài ra nhiều hộ gia đình trong tỉnh vẫn dùng nước giếng khoan hoặc nước giếng khơi để sinh hoạt ăn uống. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự phát triển nhanh của công nghiệp nên nhu cầu sử dụng nước của Thái Nguyên cũng ngày một cao.

Để quản lý tốt nguồn nước ngầm, thời gian qua, Thái Nguyên đã chú trọng, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thông qua việc khoanh định, thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất, rà soát xử lý, trám lấp các giếng không sử dụng và kiểm soát các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, qua đó đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng hạ thấp mực nước dưới đất quá mức cũng như gây ô nhiễm và sụt lún bề mặt đất ở các khu vực đô thị.

Để tăng cường hơn nữa trong công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung theo yêu cầu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại Công văn số 2553/BTNMT-TNN ngày 13/5/2022, về tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Kịp thời tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Cụ thể: Cần tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất theo Luật Tài nguyên nước (Điều 35) quy định tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.

Đồng thời, quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất và ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý tài nguyên nước khoanh định các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nước dưới đất.

thai nguyen tang cuong cong tac bao ve tai nguyen nuoc duoi dat
Các nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu khai thác nguồn nước mặt.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành các Thông tư: số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất; số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng nhằm quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất quý giá đang có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt. Trên cơ sở đó, rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 72.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (đến cấp xã, phường, thị trấn) các hoạt động khoan, đào, nhất là đối với hoạt động khoan, đào, thí nghiệm trong thăm dò địa chất, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, xây dựng công trình ngầm, tháo khô mỏ theo quy định của Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT nhằm sớm phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố sụt, lún đất, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Sập cầu Ngòi Móng tại thành phố Hòa Bình

    (Xây dựng) - Cầu Ngòi Móng trên Tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load