Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 05/11/2024 15:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

10:12 | 03/11/2024

(Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình.

Cách đây hơn 1.500 năm, tại vùng đất châu Giã Năng, xứ Kinh Bắc xưa, nay thuộc phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã sinh ra người anh hùng dân tộc Lý Bí. Một con người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, có chí hơn người. Vì không chịu khuất phục sự cai trị của giặc phương Bắc, Lý Bí đã tập hợp hào kiệt, phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa, giành chiến thắng vang dội, quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước ta. Năm Giáp Tý (năm 544), Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức. Vương triều Tiền Lý được bắt đầu từ đây.

Nhằm ghi nhận công lao to lớn đối với vị vua đầu tiên của dân tộc ta, nhân dân đã lập đền thờ Lý Nam Đế; hằng năm tổ chức dâng lễ, thờ cúng vào ngày sinh, ngày mất và ngày xưng đế của đức vua. Năm 2014, Di tích đền thờ Lý Nam Đế đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo đền thờ Lý Nam Đế với diện tích 7.500m2, nguồn ngân sách Nhà nước hơn 75 tỷ đồng. Cùng với sự đóng góp và chung tay của toàn xã hội, đến nay, dự án đã hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến trúc, kỹ thuật, mỹ thuật, xứng tầm với giá trị lịch sử và văn hóa mà di tích lưu giữ.

Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Lễ khánh thành.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và thành phố Phổ Yên tiếp tục hoàn thiện, có kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, kết nối với mạng lưới các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh Thái Nguyên và vùng Chiến khu Việt Bắc để nơi đây trở thành điểm nhấn di sản truyền thống dân tộc, phục vụ hiệu quả hoạt động tham quan, về nguồn, chiêm bái các giá trị di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc. Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 4 tập thể và 1 cá nhân có nhiều đóng góp trong việc tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế.

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load