Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 07/11/2024 19:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

11:20 | 04/11/2024

(Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào ngày 11/12/1993.

Những di sản đặc sắc này góp phần làm nên thương hiệu Huế - thành phố của di sản như: Quần thể di tích Cố đô Huế, Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào ngày 11/12/1993. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Quần thể di tích Cố đô Huế là Di tích quốc gia đặc biệt.

Quần thể di tích Cố đô Huế là một tập hợp các công trình kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa được triều đại Nguyễn khởi công và hoàn thành trong khoảng hai thế kỷ từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Những di tích này phản ánh sự phát triển của lịch sử, văn hóa, chính trị và nghệ thuật của Việt Nam trong giai đoạn này. Nơi đây, bao gồm các thành phần chính như: Hoàng thành, Tử Cấm Thành, các lăng tẩm của các vua Nguyễn, các đền thờ, các miếu mạo, các cung điện và các công trình dân gian khác. Những di tích này nằm trên địa bàn thành phố Huế hiện nay và một số khu vực lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 7/11/2003. Ra đời vào thế kỷ XV – giữa thế kỷ XX và phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ uyên bác dưới thời nhà Nguyễn. Loại hình âm nhạc biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Thể loại âm nhạc được trình diễn trong cung đình Việt Nam vào các cuộc tế, lễ gắn với các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt: Lễ đăng quang, lễ tang hoặc những dịp đón tiếp chính thức. Âm nhạc cung đình Huế gồm có: Nhạc lễ (Nhã nhạc), múa cung đình và kịch hát (tuồng cung đình). Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc chỉ sử dụng trong các buổi tế, lễ của triều đình.

Ngày nay, Nhã nhạc được bảo tồn và phát huy giá trị trong không gian diễn xướng nguyên thủy của nó tại các cung điện, đền miếu thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới, góp phần hồi sinh di sản văn hoá Huế và góp phần đưa giá trị di sản văn hóa phi vật thể đến gần hơn với công chúng và cuộc sống.

Mộc bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào ngày 31/7/2009. Loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm trong kho tàng lịch sử văn hóa Việt Nam (cả về hình thức, nội dung và phương thức chế tác).

Bản gốc của các bộ chính văn, chính sử nổi tiếng của Việt Nam được biên soạn, khắc in chủ yếu dưới triều Nguyễn. Gồm 34.618 tấm văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XIX và XX. Nội dung chia làm 9 chủ đề: Lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo tư tưởng – triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục. Ngoài giá trị về mặt sử liệu, còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác.

Châu bản triều Nguyễn (1802 - 1945) là tài liệu lưu trữ Hán - Nôm thuộc diện quý hiếm hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Thủ đô Hà Nội. Ngày 14/5/2014, Châu bản triều Nguyễn đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đến ngày 30/10/2017, UNESCO đã công nhận Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu của thế giới.

Là các văn bản có bút tích phê của nhà vua bằng mực son, gồm 773 tập tài liệu Hán - Nôm, tương đương 85.000 văn bản hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 – 1945), phản ánh toàn bộ lịch sử, đời sống kinh tế xã hội, con người Việt Nam thời kỳ bấy giờ, trong đó có những tư liệu đặc biệt quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Châu bản được sử dụng làm nguồn sử liệu gốc quan trọng để biên soạn các bộ chính sử và các sách điển lệ như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Việt sử thông giảm cương mục, Minh Mệnh chính yếu... và giúp các nhà nghiên cứu ngày nay phục dựng lịch sử triều Nguyễn. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Nguyễn (1802 - 1945) được vinh danh là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vào ngày 19/5/2016.

Di sản tư liệu thế giới được trang trí theo lối "nhất thi nhất họa", hoặc "nhất tự nhất họa", mỗi bài thơ hoặc mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản, cổ diễm ở nội thất và ngoại thất, những vị trí dễ chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. Thơ thì phổ biến là thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn, câu đối... và không cố định số chữ. Có tổng số 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ, 146 ô thơ văn viết tráng men pháp lam và 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Nguyễn được đánh giá là một bảo tàng sống động, độc đáo, riêng có về văn chương thời Nguyễn.

Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế
Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế được UNESCO ghi danh vào danh mục Ký ức thế giới vào ngày 8/5/2024.

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi danh vào danh mục Ký ức thế giới vào ngày 8/5/2024. Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế do Vua Minh Mệnh ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837, được đặt trước sân Thế Tổ Miếu ngay từ khi ra đời cho đến hiện nay. Vua Minh Mệnh cho đúc Cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam, với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu đỉnh, cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia.

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, sau gần 200 năm dù đã trải qua bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn vẹn nguyên. Bảo vật hiếm hoi còn lại, tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á Đông.

Bên cạnh đó, Huế cũng đồng sở hữu 2 di sản chung với các địa phương khác. Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 01/12/2016. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 07/12/2017.

Thanh Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

Xem thêm
  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

    14:21 | 03/11/2024
  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

    10:12 | 03/11/2024
  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

    09:29 | 03/11/2024
  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

    09:16 | 03/11/2024
  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

    19:01 | 02/11/2024
  • Nhớ về một thời lịch sử hào hùng trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

    (Xây dựng) – Ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách. Bảo tàng tái hiện lại một thời lịch sử huy hoàng của dân tộc đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, đặc biệt là các cựu chiến binh đã có công với cách mạng.

    18:49 | 02/11/2024
  • Chuyên gia: 8WONDER giới thiệu đến thế giới một Việt Nam an toàn, phồn thịnh và hiện đại

    (Xây dựng) - Hơn cả một siêu lễ hội âm nhạc, 8WONDER đã vươn mình thành một thương hiệu, một sản phẩm music-tourism tiêu biểu của du lịch Việt Nam khi hội tụ những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, gắn với các điểm đến sôi động, từ đó góp phần quảng bá hình ảnh một Việt Nam an toàn, phồn thịnh và hiện đại ra toàn cầu.

    17:55 | 01/11/2024
  • Superfest 2024 “khuấy động” miền di sản Hạ Long tháng 11 cùng dàn nghệ sĩ cực khủng

    (Xây dựng) - Hội tụ dàn nghệ sĩ hàng đầu từ hai show truyền hình ăn khách nhất hiện nay “Anh Trai Say Hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” trong Đại nhạc hội Superfest Halong 2024, cùng loạt ưu đãi đặc quyền hấp dẫn, vịnh di sản Hạ Long đang hứa hẹn là điểm đến “nóng” nhất tháng 11 này, dù trời đã chớm đông.

    17:52 | 01/11/2024
  • Đại biểu Quốc hội: Tránh bất cập hại khi tu bổ trở thành “làm mới” các di tích

    Thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nhiều khi biến việc tu bổ, tôn tạo thành làm mới di tích như đã từng xảy ra.

    16:20 | 01/11/2024
  • Bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế

    (Xây dựng) – Là quan điểm, nguyên tắc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng: Văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh; Khai thác và phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố di sản, đưa Huế phát triển nhanh, bền vững và tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ…

    15:20 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load