Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 03:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Thái Nguyên: Có tắc trách trong quản lý xây dựng tại đô thị?

11:25 | 26/08/2020

(Xây dựng) - Kiểm tra phát hiện ra sai phạm, nguyên nhân dẫn đến việc mưa là ngập tại thành phố Thái Nguyên, nhưng nhiều năm trôi qua, những “yếu huyệt” ấy vẫn không được xử lý và cũng không rõ trách nhiệm thuộc về ai khiến vi phạm ngày càng gia tăng.

thai nguyen co tac trach trong quan ly xay dung tai do thi
Trận mưa đầu mùa ngày 4/8/2020 lại biến nhiều tuyến đường ở thành phố Thái Nguyên thành suối, thành sông.

Mùa mưa năm 2016, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hứng chịu một trận ngập đô thị lịch sử, kéo dài vài ngày liền. Ngay sau trận ngập ấy, một Đoàn Kiểm tra liên ngành về thoát nước đã được thành lập, do Sở Xây dựng Thái Nguyên làm cơ quan chủ trì.

Sau khi kiểm tra tại một số dự án và các điểm thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập úng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, ngày 12/9/2016, Đoàn Kiểm tra liên ngành đã có báo cáo UBND tỉnh về nguyên nhân ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên khi có mưa to và đề xuất một số giải pháp khắc phục cụ thể.

Theo đó, hàng loạt dự án được đoàn kiểm tra kể tên như: Dự án khu đô thị Hồ Xương Rồng; Dự án thoát nước thành phố Thái Nguyên của Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị; Dự án Khu dân cư số 5 phường Phan Đình Phùng; Dự án Khu nhà ở Bắc Sơn - Sông Hồng; Dự án Bãi đỗ xe đường gom nút giao cầu vượt Đán; Dự án khu dân cư số 3, 4 phường Đồng Quang… 4 năm qua, các dự án này đều chưa hoàn thiện. Thậm chí, dự án Khu nhà ở Bắc Sơn - Sông Hồng vẫn còn nằm trên giấy.

Các “yếu huyệt” được chỉ ra: Cửa xả cuối hồ Xương Rồng thi công không đúng vị trí, diện tích cống hiện tại bằng 2/3 diện tích của hồ sơ thiết kế cơ sở được duyệt; Hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, thì từ tháng 8/2019 đã phải ngưng hoạt động do sự cố cháy nổ tủ điện; Việc đấu nối các cống mới thi công với tuyến cống cũ chưa phù hợp về cao độ đáy cống dẫn đến việc tiêu thoát không kịp như ở cổng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, cổng trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cổng Công an thành phố Thái Nguyên…

thai nguyen co tac trach trong quan ly xay dung tai do thi
Tại tuyến đường Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng một trong những điểm nóng thường xuyên ngâm úng là do hệ thống cống thoát nước bị bịt kín, nhà dân xây dựng trên miệng cống thoát nước.

Nhiều nơi, hệ thống thoát nước bị lấn chiếm mặt cống như trên đường Minh Cầu, tuyến suối Đồng Danh (đoạn từ cầu Bóng Tối đến sông Cầu), suối Làng Đanh (đoạn từ cầu vượt Đán đến suối Mỏ Bạch), suối Xương Rồng (đoạn từ sau Bệnh viện Quốc tế đến suối Đồng Danh), suối Mỏ Bạch (đoạn từ cầu Mỏ Bạch ra sông Cầu)…

Đặc biệt, một số vị trí hệ thống cống ngầm, cống hộp và mương hở bị lấn chiếm như: Điểm cạnh Công ty TNHH Lương Trang đường Bắc Kạn, cạnh sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên đường Lương Ngọc Quyến hệ thống cống hộp ngầm bị thu hẹp dòng chảy; Cống ngầm vuông tổ 11 phường Đồng Quang, tổ 11 phường Phan Đình Phùng… bị xây lấn chiếm hoàn toàn; Đoạn suối Xương Rồng phía gần Công ty Cổ phần Hóa chất Mỏ Việt Bắc và đoạn gần đường Phan Đình Phùng có tình trạng Hợp tác xã thủy tinh Dân Chủ xây dãy nhà 2 tầng trên mặt suối có chiều dài khoảng trên 100m…

thai nguyen co tac trach trong quan ly xay dung tai do thi
Tại khu vực bến xe khách mới, địa bàn thuộc phường Tân Lập và Tân Thịnh, miệng cống thoát nước 02 bên đường đều bị 02 doanh nghiệp xây dựng công trình lên trên.

Về nguyên nhân chung, báo cáo do Giám đốc Sở Xây dựng Thái Nguyên thay mặt Đoàn Kiểm tra liên ngành xác định là do: Tốc độ đô thị hoá trong nội thị nhanh, trong khi hệ thống thoát nước chung trục chính chưa đáp ứng phù hợp. Hệ thống thoát nước mưa hiện tại cơ bản quá cũ, không đáp ứng được nhu cầu thoát nước khi có mưa lớn.

Diện tích hồ ao, đất cây xanh, đất canh tác, đất công cộng bị thu hẹp, lấp đầy; bên cạnh đó lòng các khe, suối, mương bị lấn chiếm, có trường hợp xây nhà 2 tầng trên mặt suối hoặc xây kè đá, trồng cây… làm thu hẹp chuyển hướng dòng chảy.

Các dự án khu dân cư, khu đô thị triển khai thiếu đồng bộ không đáp ứng tiến độ, dự án bên cạnh thi công trước có cao độ nền cao hơn dẫn đến tình trạng khu dân cư liền kề hoặc dự án liền kề triển khai chậm bị ngập úng.

Việc duy tu nạo vét khai thông cống rãnh, phát quang mương, suối theo định kỳ không được thường xuyên, không đảm bảo theo quy trình. Ý thức cộng đồng dân cư chưa cao, việc xả thải chất rắn xây dựng, sản xuất, sinh hoạt xuống hệ thống thoát nước mưa gây lấp đầy cửa thu nước, làm ứ đọng ngăn chặn dòng chảy. Tỷ lệ đất phục vụ hệ thống thoát nước chưa được quan tâm đáp ứng với phát triển đô thị, hiệu quả đầu tư của một số dự án còn chậm, tính khả thi thấp…

Tại báo cáo này, một loạt các kiến nghị, đề xuất và giải pháp đã được Đoàn Kiểm tra liên ngành đưa ra yêu cầu các chủ đầu tư và UBND thành phố Thái Nguyên thực hiện.

Đoàn cũng kiến nghị thu hồi, xử phạt các chủ dự án chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thành phố cũng như các hành vi lấn chiếm sử dụng trái phép hệ thống thoát nước mưa thành phố Thái Nguyên; thanh tra xử lý tháo dỡ các công trình xây dựng trên mặt, bờ suối, mương, cống…

Tuy nhiên, trên thực tế thì sau 4 năm kiểm tra phát hiện ra sai phạm, nguyên nhân dẫn đến việc mưa là ngập tại thành phố Thái Nguyên, những “yếu huyệt” ấy vẫn không được xử lý và cũng không rõ trách nhiệm thuộc về ai. Một số vị trí hệ thống cống ngầm, cống hộp và mương hở bị lấn chiếm không những không bị xử lý mà còn thêm nhiều nơi bị lấn chiếm hoặc hợp thức bằng các dự án bãi để xe (Công ty dược phẩm Phương Đông, khu dân cư số 4, phường Tân Thịnh).

Hậu quả nhãn tiền là năm 2019, một trận ngập lịch sử khác lại tái diễn ở thành phố Thái Nguyên. Và giờ đây, mỗi khi mưa to kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ trở lên, thì hầu khắp các điểm ngập úng ngày nào sẽ vẫn tiếp tục ngập úng với tần suất và diện rộng hơn…

thai nguyen co tac trach trong quan ly xay dung tai do thi
Trên trục đường Lương Ngọc Quyến, 02 đầu cống thoát nước thuộc địa bàn 02 phường Đồng Quang và Phan Đình Phùng đều bị lấn chiếm, bịt kín.

Một kiến trúc sư có tuổi sinh sống và làm việc tại thành phố Thái Nguyên ngán ngẩm: Bây giờ thành phố Thái Nguyên không thoát nước bằng mương, bằng suối nữa mà thoát bằng… đường!

Nhìn lại báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành, so sánh với hiện tại sau bằng ấy năm mới thấy một kết cục khá buồn là sự thờ ơ, tắc trách của các ngành chức năng, của chính quyền địa phương trong việc xử lý sai phạm xây dựng, lơ là trong việc quan tâm đến chất lượng sống của người dân.

Theo đó, nguyên nhân “công tác quản lý chưa được quan tâm thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng và chính quyền đô thị, chế tài xử lý chưa nghiêm đối với các hành vi vi phạm” do báo cáo nhận định, có thể thấy là một sự bao biện nhiều hơn là nhận trách nhiệm.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các cấp lãnh đạo của các ngành, chính quyền đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần nghiêm túc hơn trong việc làm của mình, tránh tình trạng vẽ ra, chỉ ra… rồi để đấy như câu chuyện chúng tôi đề cập đến hôm nay.

Thái Nguyên Nhân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load