Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 25/08/2024 23:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Thái Nguyên: Bổ sung cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới

15:19 | 23/08/2024

(Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Tờ trình số 92/TTr-UBND gửi HĐND tỉnh, đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Thái Nguyên: Bổ sung cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới
Toàn cảnh thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa nhìn từ trên cao.

Để hỗ trợ các địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ngày 10/12/2021, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó quy định chính sách hỗ trợ tiền và xi măng cho các xã để đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới; tuy nhiên, chưa có chính sách hỗ trợ cho huyện nông thôn mới nâng cao do trong quá trình xây dựng nghị quyết, các huyện, thành phố mới chỉ tập trung đăng ký xây dựng các xã đạt chuẩn: nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền và xi măng cho các địa phương đã tạo động lực quan trọng để huy động sự tham gia, hưởng ứng của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân và nhân dân trong toàn tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được các địa phương đầu tư cải tạo, nâng cấp.

Trong giai đoạn 2022-2023, từ nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Trung ương 409.640 triệu đồng, nguồn vốn hỗ trợ theo cơ chế chính sách của tỉnh 296.380 triệu đồng và 149.080 tấn xi măng, các địa phương đã lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án và huy động ủng hộ, đóng góp của người dân, doanh nghiệp để xây dựng, cải tạo và nâng cấp trên 926km đường giao thông nông thôn; 83,75km kênh mương các loại và 72 công trình thủy lợi; 85 trạm biến áp, 296km đường dây trung áp, hạ áp; 644 công trình trường học, phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ; 54 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 325 nhà văn hóa và khu thể thao xóm; 15 chợ; 1 trung tâm y tế cấp huyện và 10 trạm y tế xã; 11 đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; 37 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung;...

Đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 118/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 93,7%; đã có 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; các địa phương đang tập trung xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 về việc điều chỉnh Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, theo đó bổ sung mục tiêu giai đoạn 2021-2025: Có thêm 31 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến hết năm 2025 có 97% số xã trở lên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (133 xã). Trong đó: 40% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (53 xã), trên 10% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (15 xã); có thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Lũy kế đến hết năm 2025 có 7 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.

Tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã giao cho tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hiện nay, Thái Nguyên đã có 2 huyện Phú Bình và Đại Từ đăng ký phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao trong các năm 2024-2025.

Thái Nguyên: Bổ sung cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới
Tuyến đường hoa xóm Giàng, xã Dương Thành, huyện Phú Bình.

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, để hỗ trợ các huyện xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh, về việc điều chỉnh Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 thì việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để bổ sung cơ chế hỗ trợ cho các huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế xây dựng nông thôn mới của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Cụ thể: Bổ sung đối tượng áp dụng Nghị quyết tại điểm b khoản 2 Điều 1 “huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”; bổ sung vào Điều 3 về nội dung cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới như: Hỗ trợ huyện trong năm đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 10.000 triệu đồng/huyện và 10.000 tấn xi măng/huyện.

Cũng theo UBND tỉnh Thái Nguyên: Định mức phân bổ xi măng cho đối tượng các xã theo quy định tại điều này là cơ sở để tỉnh phân bổ xi măng cho các huyện, thành phố. Hằng năm, các huyện, thành phố căn cứ vào nhu cầu, tình hình thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tại địa phương, chủ động quyết định phân bổ xi măng cho phù hợp, đảm bảo đúng quy định hiện hành.

Đinh Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load