Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 08:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho phát triển điện mặt trời mái nhà

08:57 | 16/12/2023

(Xây dựng) - Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho phát triển điện mặt trời mái nhà
Cần thiết xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Bộ Công Thương cho biết, việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà để quy định cụ thể về phát triển điện mặt trời mái nhà, tạo hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ban hành cơ chế khuyến khích phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà đồng bộ để thu hút các doanh nghiệp, người dân tự đầu tư điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng.

Đồng thời, phát triển điện mặt trời mái nhà để tiếp tục phát huy những lợi thế, ưu điểm của điện mặt trời mái nhà, góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn năng lượng sạch tại chỗ phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội.

Ngoài ra, việc phát triển điện mặt trời mái nhà để cung cấp nguồn năng lượng tại chỗ giúp giảm tải cho lưới điện, hệ thống truyền tải quốc gia, từ đó giảm chi phí đầu tư cho ngành điện, giảm tổn thất điện năng.

Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà để tạo nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính, bổ sung thêm nguồn cung cấp tại chỗ góp phần giảm tổn thất điện năng trong hệ thống lưới điện, đồng thời các cơ quan quản lý có thể theo dõi việc đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà, không để xảy ra trường hợp phát triển điện mặt trời mái nhà mà không đảm bảo tuân thủ các quy định.

Quan điểm xây dựng dự thảo Nghị định là thực hiện đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền về quản lý Nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tăng cường phân cấp cho các đơn vị điện lực trong quá trình thực hiện các hoạt động, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà với các chính sách có liên quan khác, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời khắc phục các bất cập trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành.

Xây dựng pháp luật về điện mặt trời mái nhà nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ về phát triển điện mặt trời mái nhà, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển ngành điện nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động phát triển điện mặt trời mái nhà cần bảo đảm an ninh, vận hành an toàn hệ thống điện, công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra cần bảo đảm thực hiện có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Đề xuất 2 chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Dự thảo Nghị định này quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng và không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, có liên kết hoặc không liên kết với lưới điện quốc gia.

Chính sách 1: Trường hợp liên kết với lưới điện, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác

Mục tiêu của chính sách là Nhà nước xây dựng quy định cụ thể để thống nhất trên toàn quốc cách thức thực hiện, doanh nghiệp được triển khai lắp đặt điện mặt trời mái nhà nhằm mục đích tự sử dụng.

Đối với những tổ chức, cá nhân đã có thỏa thuận sử dụng điện tại cấp điện áp phân phối, Nhà nước sẽ đơn giản hóa các quy định về thỏa thuận đấu nối, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp áp dụng chính sách.

Chính sách 2: Trường hợp không liên kết với lưới điện quốc gia

Mục tiêu của chính sách là Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, cung cấp cho nhu cầu tại chỗ, giảm áp lực cho ngành điện. Tuy nhiên, quy hoạch điện VIII đã xác định, cơ cấu nguồn điện mặt trời mái nhà được tăng thêm đến năm 2030 là khoảng 2.600 MW. Do đó, khi tổng công suất nguồn điện mặt trời mái nhà vượt 2.600 MW thì phần công suất vượt sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện.

Để công suất vượt 2.600 MW không gây ảnh hưởng đến hệ thống điện, cần xây dựng chính sách cho phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cả nguồn điện và phụ tải không liên kết với lưới điện quốc gia. Nghĩa là cả nguồn điện mặt trời mái nhà và phụ tải có sự độc lập, không liên kết với lưới điện quốc gia.

Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Mong muốn Samsung E&A quan tâm đầu tư các dự án cấp nước sạch và xử lý nước thải

    (Xây dựng) – Ngày 18/9, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Công ty TNHH Samsung E&A Việt Nam do ông Kang Hansu, Trưởng đại diện Samsung E&A Việt Nam làm Trưởng đoàn.

  • Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Với cam kết luôn lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

  • Bộ Công Thương: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3), chiều 18/9 tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

  • Bài 3: Điều kiện cần và điều kiện đủ

    (Xây dựng) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và dần hoàn thiện thể chế đã tạo lực đẩy cần thiết cho cỗ xe phát triển xanh của Việt Nam, tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần để tạo nguồn lực cho “cỗ xe” tín dụng xanh bước vào vạch xuất phát, nhưng để cỗ xe đó tăng tốc, tín dụng xanh mới là điều kiện đủ để cụ thể hoá những cam kết của Việt Nam trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  • Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024 sắp diễn ra

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) kết hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quy tụ hơn 150 doanh nghiệp tham gia.

  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa tỉnh Thái Bình và Kyushu, Nhật Bản

    (Xây dựng) - Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Kinh tế Quốc tế Kyushu, Liên đoàn Kinh tế Kyushu (Nhật Bản). Lãnh đạo tỉnh bày tỏ mong muốn sau buổi làm việc này, hai bên sẽ có sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load