Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 07:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

19:46 | 20/04/2023

(Xây dựng) - Ngày 20/4, tại Quảng Bình, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh uỷ Quảng Bình tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực Bắc Trung bộ.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Các đồng chí chủ trì hội nghị.

Các đồng chí: Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW; Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đạt được nhiều kết quả quan trọng

Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Vũ Đại Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết: Hội nghị là cơ hội quý báu để tỉnh Quảng Bình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, cùng 6 tỉnh Bắc Trung Bộ và Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ban, ngành Trung ương đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Đồng chí Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình phát biểu tại hội nghị.

Đồng thời, thảo luận, đề xuất các giải pháp về phát triển kinh tế rừng, như: Phát triển thị trường tín chỉ các-bon; kinh tế dưới tán rừng; dịch vụ môi trường rừng; chế biến gỗ và lâm sản gỗ; du lịch sinh thái; vận dụng sáng tạo, linh hoạt các cơ chế, chính sách để vừa đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vừa hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW nêu rõ: Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh, dân số trên 11,09 triệu người, với diện tích hơn 51,4 ngàn km2, chiếm 15,5% diện tích cả nước. Trong đó, trên 3,1 triệu ha đất có rừng với độ che phủ 57,4% (chiếm hơn 21,2% diện tích rừng cả nước), là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Trong 5 năm qua, các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là Chỉ thị số 13-CT/TW và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Đồng chí Trần Tuấn Anh – Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Ngành lâm nghiệp đã có bước phát triển khá nhanh, từng bước khẳng định được vị thế, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, góp phần nâng cao đời sống người dân. Diện tích rừng trồng tăng nhanh. Diện tích rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học được bảo vệ khá tốt, độ che phủ rừng cao nhất so với các vùng trên cả nước, tăng 0,9% so với trước khi có Chỉ thị 13-CT/TW.

Đặc biệt, Bắc Trung bộ là khu vực đầu tiên trong cả nước được Chính phủ cho triển khai thí điểm chuyển nhượng tín chỉ các-bon theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022.

Các địa phương trong vùng đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Công tác phối hợp liên ngành được triển khai thực hiện hiệu quả hơn. Các vụ việc vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được xử lý kịp thời, nghiêm túc, góp phần từng bước hạn chế vi phạm pháp luật. Lợi ích kinh tế từ rừng ngày càng được khẳng định rõ nét hơn. Bộ mặt nông thôn, miền núi, khu vực có rừng có nhiều đổi thay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh.

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, đồng chí Trần Tuấn Anh cũng chỉ ra những hạn chế, vướng mắc mà các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ cần tiếp tục khắc phục như: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng có lúc, có nơi chưa thực hiện thường xuyên, chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia; Tình trạng khai thác, phá rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật nhỏ lẻ; tình trạng xâm canh, lấn chiếm, tranh chấp đất lâm nghiệp; Cơ cấu cây trồng chưa đa dạng, năng suất, hiệu quả còn thấp; Việc ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển lâm nghiệp hiệu quả còn hạn chế; Việc huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập; Công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với chủ rừng và các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ rừng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Toàn cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ đã trình bày Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các địa phương trong việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW, đồng thời đề xuất quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW ghi nhận sự chuẩn bị tích cực, chu đáo của Ban Tổ chức, sự phối hợp trách nhiệm, hiệu quả của Tỉnh uỷ Quảng Bình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đồng tình với các kiến nghị, đề xuất, đồng chí Trần Tuấn Anh chỉ đạo nhấn mạnh một số nội dung. Thứ nhất, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh; tình trạng di dân tự do.

Thứ hai, có cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng; đổi mới chính sách đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh phát triển chế biến, thương mại gỗ và lâm sản; phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ ba, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển bền vững dịch vụ môi trường rừng; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thị trường tín chỉ các-bon ở Việt Nam.

Thứ tư, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, bảo đảm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 theo cam kết quốc tế tại COP26 về biến đổi khí hậu.

Thứ năm, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ sáu, về an sinh, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.

Thứ bảy, hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị Ban Tổ chức Hội nghị tổng hợp, chắt lọc, rà soát, tiếp thu tối đa những nội dung được trình bày và ý kiến thảo luận phục vụ công tác sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và đóng góp vào quá trình thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực Bắc Trung bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kon Tum: Đối phó với động đất

    (Xây dựng) - Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.

    19:51 | 18/09/2024
  • Kỳ vọng đột phá từ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu

    (Xây dựng) - Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

    19:50 | 18/09/2024
  • Cách nào xử lý cây xanh ngã đổ do bão lũ?

    (Xây dựng) - Sau bão lũ, hàng loạt cây xanh ở các khu đô thị, làng xóm bị ngã đổ, gãy cành, gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân. Theo lẽ thường, phần lớn số cây xanh này được cắt bỏ, giải phóng giao thông đi lại cho người dân. Nhưng việc cắt bỏ này chưa hợp lý, gây lãng phí. Tôi đề xuất một số ý kiến về việc xử lý cây xanh ngã đổ này.

    19:45 | 18/09/2024
  • Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai quyên góp hơn 600 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại sau bão số 3

    (Xây dựng) - Sau 2 ngày phát động, cán bộ công chức ngành Hải quan tỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 260 triệu đồng gửi đến đồng bào phía Bắc để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

    17:02 | 18/09/2024
  • CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

    15:48 | 18/09/2024
  • Bắc Giang: Phát hiện cung sạt trượt dài 100m trên núi Y Sơn, tỉnh ra công điện hỏa tốc công bố tình huống khẩn cấp

    (Xây dựng) - Qua kiểm tra phát hiện tại vị trí khu vực núi Y Sơn xảy ra sạt trượt, với cung trượt dài khoảng 100m và nhiều vị trí quanh khu vực xuất hiện các vết nứt, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có công điện hỏa tốc công bố tình huống khẩn cấp.

    15:26 | 18/09/2024
  • Yên Bái: Nhiều suất quà hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Sáng 17/9, Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Thương mại Hà Nội, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ thành phố Hải Phòng phối hợp cùng với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái trao tặng cho thành phố Yên Bái 2 tấn gạo, trị giá 42 triệu đồng và 400 suất quà có tổng trị giá 450.000.000 đồng.

    15:03 | 18/09/2024
  • Lộ trình xây dựng Trung tâm điều hành đường bộ cao tốc

    (Xây dựng) - Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình xây dựng Trung tâm quản lý điều hành giao thông tại các tuyến đường bộ cao tốc do Bộ này quản lý giai đoạn đến năm 2025.

    14:41 | 18/09/2024
  • Bài 1: Những “công trình xanh” chưa xếp hạng

    (Xây dựng) - Tây Bắc đẹp như một bức tranh hùng vĩ. Trong trập trùng mây núi, thấp thoáng bản làng người Mông, người Dao; phía dưới thung lũng, gần suối, người Thái chọn làm nơi ở. Bản làng đó có những ngôi nhà người dân tự xây dựng từ vật liệu tự nhiên, mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, phù hợp địa hình, khí hậu, xứng đáng là những “công trình xanh” chưa được xếp hạng.

    13:07 | 18/09/2024
  • Đắk Nông: Sạt, trượt nghiêm trọng ven Quốc lộ 14

    (Xây dựng) - Sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài, đã xảy ra sự cố sạt trượt, sụt lún nghiêm trọng tại Km 877+070 (phía bên trái tuyến) và Km877+300 (bên phải tuyến) ven Quốc lộ 14 đoạn qua dốc Ông Bồ, xã Quảng Tín (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông).

    11:56 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load