Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 06:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị thông minh

17:24 | 09/11/2023

(Xây dựng) – Nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, để phát triển và hình thành những đô thị thông minh trước hết phải thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực, trong đó cần chú trọng hàng đầu đến chuyển đổi số trong quản lý đô thị.

Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị thông minh
Tọa đàm về chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị.

Chuyển đổi số trong quản lý đô thị là tất yếu

Trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày đô thị Việt Nam, tại buổi Hội thảo chuyên đề 2 về chuyển đổi số trong phát triển đô thị, ông Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC), đồng thời là Giám đốc Dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng (viết tắt là VKC) đã có bài tham luận về: “Chuyển đổi số quản lý quy hoạch và phát triển đô thị ngành Xây dựng tại địa phương”.

Nội dung tham luận đã nêu rõ quá trình phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định hướng thông qua Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 (Đề án 950).

Đề án với nhiều quan điểm đổi mới trong tư duy và hành động; nêu bật một số quan điểm và nguyên tắc về chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị và coi đây là một nội dung quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và các phương tiện khác.... Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và các nguồn lực phát triển, cải thiện chất lượng môi trường sống đô thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong định hướng này, đáng chú ý với quan điểm luôn phải lấy người dân làm trung tâm góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các Mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam...

Chuyển đổi số quản lý quy hoạch và phát triển đô thị phải đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng ICT hiện có dựa trên khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuân theo các khung tham chiếu này mới có thể đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của đô thị thông minh và sử dụng các chỉ số chính đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh.

Tại Hội thảo, ông Park Jae Huyn – Viện Kỹ thuật công nghệ xây dựng Hàn Quốc (KICT), Giám đốc phía Hàn Quốc của Dự án VKC đã trao đổi: “Việt Nam hiện nay cần có mô hình phát triển đô thị thông minh để tham khảo nhưng không thể có một mô hình chuẩn. Do vậy, cần tập trung vào vấn đề quy hoạch đô thị và công nghệ số”.

“Chúng ta cần có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, xây dựng đô thị nén để giảm thiểu chi phí vận hành đô thị. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân”, ông Park nhấn mạnh.

Nhiều giải pháp được đề xuất

Hiện nay, cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, nhiều nước trên thế giới đã thành công khi xây dựng mô hình đô thị thông minh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, tăng cường quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ở Việt Nam, phát triển đô thị thông minh chính là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch cho rằng, Đề án 950 sẽ đóng góp vào việc triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia thông qua phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Đồng thời, tận dụng khai thác tối ưu tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển đô thị thông minh.

Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị thông minh
Ông Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Giám đốc Dự án VKC đọc tham luận tại Hội thảo.

Chuyển đổi số liên tục có những đổi mới, hướng tới tìm phương thức, cách thức để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong phát triển đô thị. Trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức là phải đưa công nghệ số vào vận hành ngày một tốt hơn.

Nội dung tham luận của Học viện AMC đưa ra nhiều giải pháp căn cơ, lâu dài như: Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch đô thị; Các quy hoạch đô thị được lập, thẩm định trên nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị được số hóa; được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dữ liệu đa chỉ tiêu, công cụ dự báo, các phần mềm hỗ trợ ra quyết định quy hoạch. Các nội dung quy hoạch, kế hoạch này được kết nối liên thông đồng bộ trong khi lập cũng như khi thực hiện quy hoạch.

Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sẽ được cập nhật đồng bộ lên quy hoạch chung đô thị đã được duyệt. Từ đó việc tra cứu, tìm hiểu thông tin quy hoạch đô thị sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc học tập kinh nghiệm các quốc gia phát triển để vận dụng phù hợp vào Việt Nam cũng là một giải pháp cũng được chú trọng.

Tại nước ta, mỗi ngành đều có ứng dụng chuyển đổi số theo trục riêng. Những dữ liệu dùng chung sẽ được chia sẻ, liên thông. Để phát triển bền vững, các nghiệp vụ quản lý Nhà nước cần gắn với chuyển đổi số qua các phân hệ đi theo từng lĩnh vực chuyên ngành.

Thời gian qua, chỉ số cấp tỉnh đánh giá mức độ chuyển đổi số dựa trên 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đạt mức trung bình là 0,3 trên thang điểm tuyệt đối là 1. Trong 3 trụ cột nêu trên, trụ cột chính quyền số có chỉ số trung bình cao hơn so với trụ cột kinh tế số và xã hội số do kế thừa những kết quả của tiến trình phát triển Chính phủ điện tử.

Minh Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hậu Giang: Phát động phong trào thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND phát động phong trào thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo Kế hoạch này, các đối tượng thi đua là: Khối UBND huyện, thị xã, thành phố; Khối UBND xã, phường, thị trấn; Khối các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Thời gian thi đua bắt đầu từ ngày 10/10-10/12.

  • Phú Thọ: Tổ chức hội thảo phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức hội thảo phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh năm 2024.

  • Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

  • Viettel đạt vùng phủ 4G đến 95% dân số, đóng góp vào mục tiêu chuyển đổi số quốc gia

    (Xây dựng) - Tính đến ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024 (10/10), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt vùng phủ 4G đến 95% dân số, đáp ứng hoàn thành sớm nhất lộ trình tắt sóng 2G trên toàn quốc.

  • Hà Tĩnh phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) năm 2024. Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương về chuyển đổi số; đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

  • Bắc Ninh: Chuyển đổi số - Bước đột phá nâng cao chất lượng sống người dân

    (Xây dựng) - Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị, công tác chuyển đổi số tại tỉnh Bắc Ninh đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đạt được những kết quả nổi bật. Người dân từng bước thụ hưởng các thành quả, lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load