Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 04/10/2024 02:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Tận dụng nguồn lực để phát triển đô thị ven sông Đồng Nai

22:24 | 19/03/2024

(Xây dựng) – Với sự thành công từ Thành phố Hồ Chí Minh, việc quy hoạch đúng hướng sẽ giúp tỉnh Đồng Nai tận dụng tối đa tiềm năng mà sông Đồng Nai mang lại để phát triển các đô thị ven sông.

Tận dụng nguồn lực để phát triển đô thị ven sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai có nhiều tiềm năng để tỉnh Đồng Nai tận dụng phát triển các dự án đô thị ven sông.

Cần khai thác tối đa tiềm năng

Trải dài khoảng 200km khi chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai, sông Đồng Nai đã mang đến cho địa phương này một “nguồn lực” tự nhiên vô cùng quý giá. Ngoài nguồn lợi thủy sản nước ngọt, nuôi trồng và phát triển giao thông đường thủy, cảng thủy nội địa, sông Đồng Nai được đánh giá có nhiều tiềm năng thúc đẩy hình thành các đô thị ven sông.

Tận dụng nguồn lực để phát triển đô thị ven sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai mang đến một “nguồn lực” tự nhiên vô cùng quý giá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai và nhiều địa phương vùng Đông Nam Bộ.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, phương án đề xuất phát triển hệ thống đô thị ven sông Đồng Nai trong dự thảo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đơn vị tư vấn đã định hướng phát triển theo 8 phân đoạn. Đơn vị tư vấn cho hay, trên tuyến sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn tỉnh có khoảng 90km là khu vực có thể phát triển các đô thị ven sông. Trên cơ sở đó, đưa ra 8 mô hình phát triển đô thị khác nhau đối với 8 phân đoạn. Các phân đoạn phát triển đô thị ven sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn tỉnh được kéo dài từ địa bàn huyện Vĩnh Cửu đến huyện Nhơn Trạch.

Cụ thể, phân đoạn đô thị ven sông Đồng Nai đoạn qua thành phố Biên Hòa, mục tiêu hướng đến là quy hoạch, phát triển các trung tâm đô thị ven sông ở hai bờ Đông - Tây. Trong khi đó, các phân đoạn đô thị ven sông Đồng Nai tại khu vực hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch, các đô thị sẽ được quy hoạch phát triển gắn với các tuyến giao thông trong đó có tuyến đường ven sông Đồng Nai.

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, để tạo không gian, cảnh quan, các đô thị ven sông Đồng Nai sẽ được định hướng phát triển với các chức năng là các khu đô thị mới sinh thái mật độ thấp gắn với các công viên cây xanh và các trung tâm dịch vụ vui chơi, giải trí.

“Trong định hướng quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc hình thành các đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái và các quần thể vui chơi, giải trí đẳng cấp được xác định là một trong những đột phá chiến lược của tỉnh”, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nói.

Tiềm năng mà sông Đồng Nai mang lại cho địa phương này là điều vô cùng quý giá, chính vì vậy, định hướng phát triển, khai thác tiềm năng khu vực ven sông Đồng Nai có vai trò rất quan trọng trong quy hoạch tỉnh lần này. Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai Hồ Văn Hà nhấn mạnh, các địa phương có quy hoạch phát triển đô thị ven sông đã và đang rà soát, đề xuất thêm các ý tưởng mới để đưa vào quy hoạch. Từ đó, tạo ra một quy hoạch tốt, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế khu vực ven sông Đồng Nai.

Tận dụng nguồn lực để phát triển đô thị ven sông Đồng Nai
Quỹ đất để phát triển các dự án đô thị ven sông Đồng Nai trong tương lai vẫn còn khá lớn.

Còn trong mắt các chuyên gia bất động sản, phát triển đô thị ven sông không chỉ là xu hướng mà nó còn giải quyết được vấn đề khai thác tối đa tiềm năng sông nước mang lại. Ông Nguyễn Văn Duy - một chuyên gia về lĩnh vực bất động sản tại khu vực Đông Nam Bộ khẳng định, việc phát triển đô thị ven sông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không phải bây giờ mới được bàn đến. Theo ông Duy, từ cách đây 5 đến 10 năm trước, nhiều dự án nhà ở ven sông đã được triển khai thực hiện tại thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa được định hình để nâng cấp theo nhiều hình thức và hình thái đô thị hiện đại.

“Đơn giản chỉ là phát triển nhà ở ven sông, có view sông là chính. Cái căn bản là định hướng để nó trở thành một khu đô thị đúng nghĩa. Kiểu như khu đô thị xanh, khu đô thị sinh thái ven sông. Như vậy mới tối đa hóa được những gì mà sông Đồng Nai mang lại. Sống ở nhà ven sông thì mát mẻ, trong lành là điều ai cũng ước muốn, nhưng thêm các tiện ích về du lịch ven sông, ngắm sông thì còn tuyệt vời hơn”, chuyên gia bất động sản Nguyễn Văn Duy cho hay.

Theo khảo sát, quỹ đất để phát triển các dự án đô thị ven sông Đồng Nai trong tương lai hiện vẫn còn khá lớn. Ngoài các dự án đã và đang lập dự án triển khai xây dựng, thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch đều có tiềm năng lớn về quỹ đất sạch hiện hữu ven sông.

Giải bài toán giao thông kết nối

Mới đây, tại hội nghị trao đổi hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam bộ lần 4, quý I/2024 được tổ chức ở dự án SwanBay Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ đều khẳng định, giải được bài toán giao thông kết nối thì việc phát triển các dự án đô thị ven sông sẽ càng thêm phần thuận lợi.

Tận dụng nguồn lực để phát triển đô thị ven sông Đồng Nai
Một dự án đô thị ven sông tại huyện Nhơn Trạch đến nay chưa thể phát triển mạnh vì giao thông chưa thuận lợi.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai khẳng định, trong giai đoạn 2024-2025, Đồng Nai nói riêng và các địa phương vùng Đông Nam bộ nói chung vẫn sẽ ưu tiên tập trung phối hợp để thực hiện lĩnh vực giao thông, trong đó chú trọng vào các dự án giao thông kết nối.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng, việc phát triển, khai thác tiềm năng khu vực ven sông Đồng Nai, đặc biệt là hình thành các dự án đô thị ven sông thì mạng lưới giao thông kết nối sẽ là yếu tố then chốt. “Cần phải có phương án quy hoạch để hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối các đô thị ven sông, đặc biệt tại khu vực huyện Nhơn Trạch do chia cắt không thể xây dựng các tuyến đường ven sông”, ông Nguyên nói.

Nhiều đại biểu dự hội nghị lấy ví dụ, khi đến dự án SwanBay Đại Phước tham quan đều ấn tượng vì hình thành trên một Cù lao (Cù lao Ông Cồn) với 4 mặt view sông Đồng Nai. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống giao thông kết nối để đến với dự án đang còn khiêm tốn, chưa phát triển. Việc này khiến dự án chưa phát huy tương xứng tiềm năng vốn có của nó. Giao thông không thuận lợi khiến tỷ lệ cư dân lấp đầy chưa cao. Người dân chưa mặn mà để sở hữu 1 căn nhà view sông.

Việc xây cầu Cát Lái ở phía Đồng Nai nối với thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh chính là giải pháp mà lãnh đạo hai địa phương này thống nhất. Không chỉ là động lực để thúc đẩy các dự án đô thị ven sông phát triển, mà việc giao thông được kết nối sẽ giúp những vùng phụ cận phát triển song song. Điều quan trọng là người dân vẫn là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất.

Tận dụng nguồn lực để phát triển đô thị ven sông Đồng Nai
Đường ven sông đang thi công dọc sông Đồng Nai đoạn thành phố Biên Hòa đang được triển khai nhằm tận dụng tối đa view sông.

Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết, trong đề xuất quy hoạch phát triển chuỗi đô thị ven sông Đồng Nai, đơn vị tư vấn cũng đã đề xuất quy hoạch xây dựng tuyến đường và tuyến cảnh quan ven sông kết nối các khu vực phát triển đô thị. Đồng thời, quy hoạch giảm số lượng các bến thuỷ nội địa và cảng biển nhằm tối ưu hóa mặt tiền xanh đô thị.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh, bài toán giao thông kết nối khi được triển khai đồng bộ sẽ tạo động lực phát triển kinh tế cực lớn cho toàn vùng, đây cũng là điều kiện để có thể phát triển mạnh mẽ các dự án đô thị ven sông.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, trong quy hoạch mạng lưới giao thông, phải tạo được sự kết nối giữa các tuyến đường sắt đô thị, tuyến đường ven sông và các tuyến đường thủy nội địa, đường bộ. Để làm được điều này, phải có quy hoạch để xây dựng các tuyến cảnh quan xanh, công viên vui chơi giải trí ven sông kết hợp với xây dựng các tuyến buýt sông. Với quy hoạch này, người dân có nhiều lựa chọn loại hình giao thông từ đường bộ, đường sắt tới đường thủy khi di chuyển. Đây là điều kiện lý tưởng để thúc đẩy lĩnh vực thương mại, du lịch và nhà ở phát triển mạnh mẽ.

Thìn Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load