Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 18/10/2024 21:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu

19:50 | 17/10/2024

(Xây dựng) - Ngày 17/10, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn: Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam.

Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu
Toàn cảnh Diễn đàn.

Diễn đàn nhằm góp phần nhận diện xu hướng, thách thức và đưa ra các giải pháp cho Việt Nam thúc đẩy phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

Trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ: Quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng, nếu được thực hiện tốt, sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước.

Các nhà quản lý, các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân tại diễn đàn đã thảo luận, nhận diện các thách thức như: Tài chính chưa đủ đa dạng và dài hạn để phù hợp với nhu cầu các cơ chế tài chính mới; thủ tục hành chính còn rườm rà; các khoảng trống trong chuỗi cung ứng nội địa trong ngành năng lượng mới, sản xuất năng lượng tái tạo…

Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: “Việt Nam cần triển khai một chiến lược phát triển nhằm hạn chế phát thải carbon và hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050, phù hợp với xu thế toàn cầu. Ngoài lợi ích môi trường, chiến lược này cũng hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả kinh tế vượt trội so với lộ trình phát thải cao. Việc chuyển đổi này không chỉ cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo ra cơ hội đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế”.

Ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng của PwC Việt Nam cũng đã có những nhận định về việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu tại Việt Nam: “Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu chuyển dịch năng lượng cấp thiết. Quốc gia này đặt ra tham vọng chuyển đổi từ nguồn năng lượng chủ yếu dựa vào than đá sang năng lượng tái tạo, với công suất nhiệt điện than dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 và giảm dần về 0 từ năm 2030-2050. Theo đó, năng lượng tái tạo được kỳ vọng chiếm 31% và 62% tổng năng lượng vào năm 2030 và 2050".

Việc chuyển dịch năng lượng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Các nhà phát triển dịch vụ và công nghệ có thể khai thác cơ hội trong việc cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo cho các lĩnh vực mới, đồng thời hợp tác với các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp để xây dựng chính sách hỗ trợ cho sản phẩm và dịch vụ mới.

Ngoài ra, sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp và doanh nghiệp tham gia thị trường, với sự phát triển của các dịch vụ mới. Điều này không chỉ tạo ra nguồn doanh thu mới mà còn giúp giảm chi phí năng lượng và nâng cao thương hiệu của các doanh nghiệp.

Giám đốc Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng của PwC Việt Nam cho rằng: Để thúc đẩy chuỗi cung ứng năng lượng tại Việt Nam, cần giải quyết các thách thức tài chính bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tài chính phù hợp với các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là vốn vay ưu đãi và các cơ chế tài chính khí hậu mới.

Mai Nam Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Thuận: “Mở rộng cửa” để mời gọi nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Để phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả tốt, tỉnh Ninh Thuận tập trung mọi nguồn lực để hiện thực hóa quyết định trên, trong đó chủ trương “mở rộng cửa” để chào đón nhà đầu tư là một trong những ưu tiên hàng đầu.

  • Bắc Giang: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn yêu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

  • Đối tượng, hình thức hưởng ưu đãi đầu tư

    (Xây dựng) - Đối tượng, hình thức ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư, Điều 19 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

  • Ngành Dệt may và Da giày hướng đến tăng trưởng xanh và kinh doanh tuần hoàn

    (Xây dựng) - Đây là một trong số mục tiêu hướng đến khi ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” giữa Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH).

  • Hướng đi nào cho ngành Năng lượng Việt Nam

    (Xây dựng) - Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu tại Việt Nam được coi là điều tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới gặp biến động mạnh bởi đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị và sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ.

  • Cơ hội phát triển cho chuỗi cung ứng năng lượng

    (Xây dựng) - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội. Chương trình có sự đồng hành, tham gia của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load