Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 20:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

08:27 | 12/03/2024

(Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp
Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

Bộ KH&CN cho biết, giai đoạn 2015-2021, số tiền trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp cả nước đạt trên 23.000 tỷ đồng và sử dụng trên 14.000 tỷ đồng đã góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã chủ động trích lập và sử dụng hiệu quả nguồn lực này cho hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Theo số liệu về tình hình trích lập và sử dụng Quỹ năm 2022 do Tổng cục thuế cung cấp, có khoảng 220 doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ trong năm 2022 với tổng số tiền trích lập là khoảng 6.500 tỷ; số Quỹ được sử dụng khoảng 3.200 tỷ, trong đó số Quỹ được sử dụng từ nguồn trích lập trong năm 2022 là khoảng 848 tỷ. So sánh với năm 2021 (có 254 doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ với tổng số tiền trích lập là 3.349 tỷ đồng, số Quỹ được sử dụng là 684 tỷ đồng) cho thấy số liệu về trích lập và sử dụng Quỹ năm 2022 đã có sự gia tăng đáng kể so với năm 2021.

Số tiền từ Quỹ chi cho hoạt động KH&CN chỉ đạt 60%

Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng Cục thuế, số tiền và số doanh nghiệp trích lập Quỹ không nhiều; việc sử dụng số tiền từ Quỹ chi cho hoạt động KH&CN chỉ đạt 60%.

Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn một số tồn tại, hạn chế:

Chưa bình đẳng về quy định tỉ lệ trích lập Quỹ giữa các doanh nghiệp: Cùng là doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp nhà nước phải trích lập từ 3-10% lợi nhuận trước thuế, trong khi các doanh nghiệp khác thì chỉ quy định trích lập tối đa 10%, thậm chí không trích lập Quỹ. Điều này đi ngược lại chính sách khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về Quỹ chưa đồng bộ và chặt chẽ: Thiếu chế tài xử lý doanh nghiệp nhà nước không trích lập hoặc trích lập không đủ tỉ lệ tối thiểu 3% theo quy định dẫn đến tình trạng tỉ lệ doanh nghiệp trích lập Quỹ và số tiền Quỹ được trích lập đều rất thấp.

Quy định pháp luật về xử lý Quỹ được trích lập nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% chưa khuyến khích doanh nghiệp trích lập Quỹ và tích lũy Quỹ cho các dự án nghiên cứu dài hạn.

Thủ tục mua sắm phục vụ nhiệm vụ KH&CN chưa phù hợp tình hình thực tế. Việc mua sắm các vật tư, thiết bị phục vụ nhiệm vụ KH&CN phải thực hiện theo thủ tục đấu thầu theo pháp luật về đấu thầu dự án đầu tư với thủ tục phức tạp, mất rất nhiều thời gian, không phù hợp với tính mới, tính hiếm, tính kịp thời, tính rủi ro cao của hoạt động KH&CN...

Tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp không quá 10% thu nhập tính thuế

Khắc phục hạn chế trên, dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 9 về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp Nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước chủ động xác lập tỷ lệ trích lập Quỹ tối thiểu nhưng không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập năm nhằm bảo đảm tính bình đẳng về quy định tỷ lệ trích lập Quỹ giữa các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.

Đồng thời, việc sửa đổi quy định này cũng làm giảm các ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp nhà nước theo Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 10 về nội dung chi của Quỹ. Bổ sung các nội dung chi cho hoạt động KH&CN đã được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP nhưng chưa được quy định tại Điều 10 của Nghị định:

Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 về nội dung chi "mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp" theo quy định tại điểm b mục 3 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Trong đó, dự thảo Nghị định xây dựng 02 phương án đối với nội dung này:

Phương án 1: "Mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp."

Phương án 2: "Mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp."

Sửa quy định về quản lý Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

Sửa đổi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 11 về việc các doanh nghiệp đã đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, bộ, ngành, địa phương có quyền yêu cầu hỗ trợ từ Quỹ phát triển KH&CN theo hướng: Doanh nghiệp nhà nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết Quỹ phát triển KH&CN sẽ nộp về Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thay vì nộp về Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia theo quy định hiện nay.

Bổ sung quy định về việc đề xuất phương án xử lý số tiền tồn dư do doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN các cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 11, nguyên nhân do: Hiện tại Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia đang quản lý khoản kinh phí do doanh nghiệp đóng góp về Quỹ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP nhưng các doanh nghiệp đã đóng góp chưa có yêu cầu hỗ trợ từ Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia; dẫn đến nguồn tiền tồn dư này chưa được sử dụng, khai thác hiệu quả.

Do vậy, dự thảo Nghị định đề xuất quy định: "Sau 05 năm kể từ khi doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố, nếu doanh nghiệp không có yêu cầu sử dụng số kinh phí đã đóng góp thì không được yêu cầu Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố hỗ trợ bằng số đã đóng. Nguồn đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố sau 5 năm được bổ sung nguồn kinh phí của các Quỹ để dùng cho các hoạt động tài trợ, cho vay theo điều lệ Quỹ. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố hàng năm có trách nhiệm báo cáo và đề xuất phương án xử lý số kinh phí tồn dư cơ quan quản lý cấp trên để xử lý theo quy định”.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hậu Giang: Phát động phong trào thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND phát động phong trào thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo Kế hoạch này, các đối tượng thi đua là: Khối UBND huyện, thị xã, thành phố; Khối UBND xã, phường, thị trấn; Khối các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Thời gian thi đua bắt đầu từ ngày 10/10-10/12.

  • Phú Thọ: Tổ chức hội thảo phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức hội thảo phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh năm 2024.

  • Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

  • Viettel đạt vùng phủ 4G đến 95% dân số, đóng góp vào mục tiêu chuyển đổi số quốc gia

    (Xây dựng) - Tính đến ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024 (10/10), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt vùng phủ 4G đến 95% dân số, đáp ứng hoàn thành sớm nhất lộ trình tắt sóng 2G trên toàn quốc.

  • Hà Tĩnh phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) năm 2024. Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương về chuyển đổi số; đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

  • Bắc Ninh: Chuyển đổi số - Bước đột phá nâng cao chất lượng sống người dân

    (Xây dựng) - Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị, công tác chuyển đổi số tại tỉnh Bắc Ninh đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đạt được những kết quả nổi bật. Người dân từng bước thụ hưởng các thành quả, lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load