Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 19/10/2024 13:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học

14:22 | 27/10/2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Để hiểu rõ hơn về những điểm mới trong lần sửa đổi này, Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng.

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: Phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khoa học
Các chủ đầu tư cần có ý thức chấp hành các quy định pháp luật về PCCC; tìm đến các đơn vị tư vấn đủ năng lực để có được các giải pháp PCCC hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

PV: Thưa ông, ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Theo đó, kể từ ngày 01/12/2023, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình sẽ thực hiện theo các nội dung được quy định tại QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD. Xin ông cho biết những nội dung chính được sửa đổi lần này là gì?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Nội dung của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD bổ sung một số vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn cháy và thoát nạn khi có sự cố cháy nổ, có tính đến đặc thù của các công trình quy mô nhỏ và tính nguy hiểm cháy của bản thân công trình. Đồng thời bổ sung nhiều giải pháp phù hợp để các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lựa chọn.

Việc sửa đổi giúp làm rõ các quy định tại QCVN 06:2022/BXD, cụ thể như sau:

Điều chỉnh phạm vi áp dụng: Các nhà ở kết hợp kinh doanh, chuyển đổi mục đích chiều cao dưới 7 tầng (hoặc chiều cao phòng cháy chữa cháy (PCCC) dưới 25m), có ít hơn một tầng hầm, có khối tích nhỏ hơn 5.000m3 được đề nghị đưa sang Tiêu chuẩn Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu thiết kế (dự kiến ban hành trong năm 2023).

Phân cấp mạnh hơn và rõ hơn cho các địa phương về quyền ban hành các quy định địa phương thay thế một số yêu cầu của QCVN 06, ví dụ như các quy định về đường giao thông cho xe chữa cháy, cấp nước chữa cháy…

Bổ sung các quy định về pháp lý và kỹ thuật, các tài liệu viện dẫn, tiêu chí đánh giá để người thiết kế có thể thiết kế an toàn cháy gắn với điều kiện cụ thể của công trình (thiết kế riêng), mà không bị ràng buộc bởi các thông số tiền định của quy chuẩn.

Các nội dung kỹ thuật khác về thoát nạn, ngăn cháy lan, chữa cháy, kết cấu, bảo vệ chống khói, khoang cháy và số tầng cao (bổ sung thêm các yêu cầu an toàn cháy cụ thể gắn với các đối tượng theo tính nguy hiểm cháy và thực tiễn xây dựng ở Việt Nam, trên nguyên tắc là không hạ thấp các yêu cầu an toàn cốt lõi).

Bên cạnh đó, các vướng mắc mà khi áp dụng QCVN 06 các phiên bản trước đây đã được các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh cũng được Bộ Xây dựng chú ý, tiếp thu, làm rõ. Cụ thể như: Vấn đề về sơn chống cháy, Bộ Xây dựng cũng đã giải thích nhiều lần, QCVN06:2022/BXD hay các phiên bản trước đây không quy định về sơn chống cháy cho các cấu kiện; Vấn đề về yêu cầu giới hạn chịu lửa của bộ phận lợp mái và yêu cầu đối với đặc tính kỹ thuật cháy của vật liệu hoàn thiện đã được rà soát cập nhật, bổ sung, làm rõ cho việc áp dụng được thuận lợi; Vấn đề về áp dụng quy chuẩn trong cải tạo sửa chữa cũng được cơ quan soạn thảo làm rõ hơn trường hợp cải tạo phải áp dụng quy chuẩn; Vấn đề về chuyển tiếp, không chỉ lần sửa đổi này mà các lần sửa đổi trước đây, đều được Bộ Xây dựng quan tâm, chú ý để các dự án, công trình dù chưa hay đã được thẩm định, thẩm duyệt thiết kế xây dựng hay thiết kế PCCC không bị ảnh hưởng hoặc có bị ảnh hưởng ít nhất có thể.

Mặt khác, QCVN 06 cũng sẽ liên tục được nghiên cứu, cập nhật để theo kịp thực tiễn, các công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, giảm chi phí và đảm bảo an toàn cho người, công trình xây dựng.

PV: Ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và PCCC đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng kịp thời đánh giá, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế về phòng cháy chữa cháy, nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn về tính mạng và tài sản cho người sử dụng. Vậy thưa ông, Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD có giải quyết được vấn đề đó hay không?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ bản chất chính là chung cư, do vậy đối tượng này đã được đề cập trong QCVN 06 các phiên bản từ trước đến nay, chỉ có điều là các công trình này tùy thuộc quy mô về số tầng, khối tích, số lượng người ở (thường trú, tạm trú…) mà quy định thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế PCCC (tiền kiểm) theo quy định của pháp luật về PCCC hay thuộc đối tượng tự chấp hành và được hậu kiểm.

Việc Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD lần này được rà soát, bổ sung, làm rõ, đảm bảo chặt chẽ, phủ tất cả các đối tượng cho nên không cần có quy chuẩn riêng cho loại hình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ. Cụ thể như: Trong Bảng 6 của QCVN 06 các phiên bản đã nêu rõ các nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng, theo đó, với đối tượng là: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ; ký túc xá, nhà ở tập thể; khối nhà ngủ của các cơ sở điều dưỡng, nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình và các cơ sở lưu trú khác có đặc điểm sử dụng tương tự ký hiệu là F1.2; đối tượng nhà chung cư và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự ký hiệu là F1.3; nếu Nhà ở riêng lẻ và các nhà có đặc điểm tương tự ký hiệu là F1.4… Tùy theo tính chất sử dụng của từng loại đối tượng sẽ có các yêu cầu cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cháy riêng để đảm bảo an toàn cho con người, ngăn chặn cháy lan, cấp nước chữa cháy, chữa cháy và cứu nạn cho phù hợp.

Ví dụ, trong Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD bổ sung vào cuối đoạn a) điểm 3.2.2 về lối thoát nạn và lối ra khẩn cấp như sau: “Đối với nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4 có chiều cao PCCC dưới 28m, trường hợp không thể bố trí được lối đi riêng ra bên ngoài mà phải đi sảnh chung thì lối vào buồng thang bộ chung từ các tầng hầm phải đi qua khoang đệm với các giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1 và phải có vách ngăn cháy loại 1 ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ”.

Để ngăn chặn cháy lan, sửa đổi điểm 4.27 về ngăn cháy lan như sau: Khu vực, trong đó có bố trí cầu thang bộ loại 2 theo quy định tại 3.4.16, phải được ngăn cách với các hành lang thông với nó hoặc với các gian phòng khác bằng các vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác.

Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với vách ngăn khu vực có bố trí cầu thang bộ loại 2 hoặc hành lang thông với cầu thang bộ loại 2 (áp dụng cho cả 4.26) khi nhà (hoặc khoang cháy có cầu thang bộ loại 2) có chiều cao PCCC không lớn hơn 9m với diện tích một tầng không quá 30m2 hoặc khi nhà có trang bị chữa cháy tự động (khi đó các khu vực có nguy hiểm cháy cao (ví dụ gian để xe, khu vực kinh doanh hàng hóa dễ cháy nổ và tương tự) phải được ngăn cách với cầu thang bộ loại 2 bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác)”…

Có thể đánh giá, việc Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, nếu các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng theo các yêu cầu ngay từ khi thiết kế, chấp hành nghiêm trong khi xây dựng công trình sẽ bảo đảm công trình có mức độ an toàn cháy nổ, đảm bảo tính mạng và tài sản cho người sử dụng.

PV: Thưa ông, thời gian tới, để Thông tư 09/2023/TT-BXD đi vào thực tiễn thì Bộ Xây dựng có những giải pháp triển khai như thế nào?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 05/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy; Căn cứ Thông báo số 180/2023/TB-VPCP ngày 17/5/2023 của Văn phòng Chính phủ Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định về phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, ngày 23/5/2022 Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 516/QĐ-BXD giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học Công nghệ xây dựng tập hợp các ý kiến phản ánh, góp ý của các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), tổ chức triển khai nhiệm vụ soát xét, điều chỉnh QCVN 06:2022/BXD, đảm bảo các cơ sở khoa học, phù hợp điều kiện thực tiễn tại Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Trên cơ sở đó, việc Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD đã tiếp thu, cầu thị ý kiến của doanh nghiệp, địa phương nhưng không hạ thấp quy chuẩn để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Để Thông tư 09/2023/TT-BXD đi vào thực tiễn, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an sẽ tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến, tuyên truyền tại các địa phương để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân áp dụng cho đúng các quy định của quy chuẩn này. Đặc biệt lưu ý đối với các chủ đầu tư là, khi đã có ý thức về chấp hành quy định pháp luật về PCCC rồi thì hãy tìm đến các đơn vị tư vấn đủ năng lực để có được các giải pháp PCCC hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

PV: Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load