Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 07/09/2024 23:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Sầm Sơn (Thanh Hóa): Sắp có tuyến phố đi bộ, khu vui chơi cao cấp tại quảng trường biển

09:34 | 02/08/2023

(Xây dựng) - Tuyến phố đi bộ quảng trường biển Sầm Sơn sẽ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mang dấu ấn văn hóa bản địa xứ Thanh là nơi giao lưu, điểm đến thú vị của người dân và du khách.

Sầm Sơn (Thanh Hóa): Sắp có tuyến phố đi bộ, khu vui chơi cao cấp tại quảng trường biển
Quảng trường biển Sầm Sơn - công trình do Sun Group đầu tư xây dựng.

Theo đề án, phố đi bộ quảng trường biển Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn sẽ được phân thành các khu vực hoạt động chuyên biệt: Khu ẩm thực đặc sản xứ Thanh, khu mua sắm, khu biểu diễn nghệ thuật văn hóa, nhà hàng, khách sạn. Với phác họa đó, phố đi bộ, khu vui chơi, giải trí cao cấp quảng trường biển Sầm Sơn hứa hẹn sẽ là “cánh cửa” mở ra hành trình trải nghiệm xứ Thanh đầy thú vị.

Theo đó, chính quyền thành phố hướng đến xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch thông minh, hấp dẫn, thân thiện, dẫn đầu khu vực phía Bắc và Trung bộ về du lịch biển, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cao cấp; đồng thời, xây dựng các sản phẩm du lịch mua sắm, văn hóa, tâm linh, khám phá hệ sinh thái. Cùng với đó, xây dựng Sầm Sơn trở thành trung tâm đầu mối liên kết giữa các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo, tạo sức lan tỏa ra các ngành kinh tế khác. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, phòng thủ khu vực biển, đảo.

Trên cơ sở đó, thành phố đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển du lịch, trọng tâm là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào du lịch. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư hạ tầng đô thị, du lịch. Tăng cường quảng bá về du lịch trên các kênh thông tin có uy tín trong nước và quốc tế. Phát huy vai trò, ý thức, trách nhiệm của người dân trong phát triển du lịch bền vững theo phương châm “Toàn dân làm du lịch, mỗi người dân là một đại sứ về du lịch”. Cùng với đó, phát triển văn hóa gắn với xây dựng con người Sầm Sơn văn minh, thân thiện, đẹp trong lòng bạn bè và du khách. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử “Văn minh du lịch Sầm Sơn”; cuộc vận động “Người dân hiểu, tự hào về thành phố, cùng chung ý chí, khát vọng xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch thông minh, hấp dẫn, thân thiện”...

Được biết, thành phố Sầm Sơn hiện đang là điểm đến du lịch đông khách của cả nước. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, thành phố này đã thu hút 5,3 triệu lượt khách trong nước và quốc tế và dự kiến sẽ còn tăng trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều vị trí bất động sản của Sầm Sơn vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, trong đó có khu E tại Dự án Quảng trường biển Sầm Sơn.

Trao đổi (qua điện thoại) với ông Lê Văn Tú - Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn cho biết: “Với tiềm năng dồi dào và đón đầu xu thế phát triển của du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Sầm Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định chương trình phát triển du lịch, trọng tâm là nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của dịch vụ du lịch, xây dựng hình ảnh con người Sầm Sơn văn minh, thân thiện là chương trình trọng tâm của cả nhiệm kỳ.

Thực tế cho thấy, mô hình phố đi bộ kết hợp du lịch, mua sắm đã được nhiều thành phố lớn thực hiện. Tất cả đều hoạt động rất hiệu quả, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng và du khách, đóng góp tích cực vào việc kích cầu phát triển du lịch, thương mại cho địa phương. Vì vậy, việc xây dựng đề án phát triển khu E thành Phố đi bộ, khu vui chơi, giải trí cao cấp quảng trường biển Sầm Sơn là cần thiết, tạo thêm điểm đến hấp dẫn cho du khách, từ đó để lại ấn tượng về một Sầm Sơn tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa trong lòng du khách trong nước và quốc tế”.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load