Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 26/09/2024 02:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Quy định về an toàn cháy tại nhà xưởng của Việt Nam không cao hơn các quốc gia khác như Singapore hay Mỹ

10:31 | 26/08/2022

(Xây dựng) – Thời gian gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ cháy lớn, đặc biệt là tại xưởng sản xuất, gây hậu quả nặng nề. Có thể thấy, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, đặc biệt là tại các khu công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ chỉ một phút lơ là, mất cảnh giác là nguy cơ cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào và thiệt hại về người, tài sản là không thể lường trước được.

Một số doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án nhà xưởng thuộc các khu công nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thực hiện quy định về PCCC kể từ khi QCVN 06:2021/BXD về an toàn cháy nổ được ban hành. Tuy nhiên, TS.Hoàng Anh Giang – Phó Giám đốc Viện chuyên ngành Kết cấu công trình xây dựng (IBS) nhận định: Quy định trong QCVN 06:2021/BXD là không cao hơn so với quy định của Singapore hoặc Mỹ.

quy dinh ve an toan chay tai nha xuong cua viet nam khong cao hon cac quoc gia khac nhu singapore hay my
Cần thiết bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các khu công nghiệp.

Chia sẻ về vấn đề trên, TS.Hoàng Anh Giang – Phó Giám đốc Viện chuyên ngành Kết cấu công trình xây dựng (IBS), Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Việt Nam (IBST) cho biết: Theo QCVN 06:2021/BXD, nhà xưởng sản xuất, nhà kho được xếp vào nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F5. Các gian phòng và nhà thuộc nhóm này được phân hạng về nguy hiểm cháy và cháy nổ (theo mức độ nguy hiểm từ cao đến thấp ký hiệu từ A đến E) tùy theo các đặc tính của chất và vật liệu có trong hoặc được hình thành trong đó. Các quy định về an toàn cháy sẽ được áp dụng căn cứ vào những yếu tố gồm: hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ, quy mô của nhà (chiều cao, diện tích).

Ví dụ, liên quan đến yêu cầu về bậc chịu lửa của nhà xưởng sản xuất, nhà kho khi cần xây dựng từ 3 tầng trở lên thì đòi hỏi phải có bậc chịu lửa I, II hoặc ít nhất là III và tương ứng với đó là giới hạn về diện tích khoang cháy trong mỗi tầng. Đối với nhà sản xuất có bậc chịu lửa IV hoặc V thì chỉ được phép xây dựng 1 tầng cùng với hạn chế tương ứng về diện tích khoang cháy. Những quy định vừa nêu là tương đồng với quy định tại TCVN 2622:1995 – hiện là một tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng theo Luật Phòng cháy chữa cháy hiện vẫn đang có hiệu lực, đồng thời cũng không có gì thay đổi so với các phiên bản QCVN 06:2010/BXD hoặc QCVN 06:2020/BXD trước đây.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng: Theo quy định về thẩm tra thiết kế bản vẽ của PCCC thì cột thép nhà xưởng phải được bọc vật liệu chống cháy đúng quy định (bằng vật liệu rỗng) như thạch cao Perlite dày 16mm; hoặc toàn bộ kết cấu thép phải được sơn chống cháy là loại sơn đặc biệt với giá thành rất cao. Theo quy chuẩn này thì gần như tất cả các dự án đầu tư nhà xưởng phải dừng lại vì nếu tiếp tục đầu tư sẽ khiến tổng mức đầu tư dự án tăng 60 đến 70% so với trước đây. Tuy nhiên, TS.Hoàng Anh Giang khẳng định: Trong QCVN 06:2021/BXD, yêu cầu về an toàn cháy nói chung và về giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực nói riêng đối với nhà xưởng sản xuất là tương ứng tùy thuộc vào quy mô (diện tích, chiều cao) và đặc điểm sử dụng (hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ) của nhà chứ không có quy định cứng nhắc hoặc bắt buộc về loại kết cấu (xây gạch, bê tông cốt thép hay thép) hoặc bắt buộc tất cả các cột thép đều phải được bọc bảo vệ chống cháy.

Bên cạnh đó, đối với một nhà xưởng sản xuất xác định (về quy mô và đặc điểm sử dụng) nếu được lựa chọn xây dựng bằng kết cấu thép và đòi hỏi phải có bậc chịu lửa I, II hoặc III (tức là giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với các bộ phận chịu lực của nhà lớn hơn 15 phút) thì nội dung quy chuẩn cũng không quy định bắt buộc phải áp dụng bất kỳ giải pháp bọc bảo vệ nào cụ thể. Ngược lại, những giải pháp đó hoàn toàn thuộc quyền lựa chọn của các chủ thể liên quan đến công trình (chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công...) tùy theo các điều kiện riêng về kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình đó, miễn là giải pháp được lựa chọn đảm bảo hiệu quả bảo vệ (tức là hạn chế được nhiệt độ của thép khi chịu lửa tiêu chuẩn không vượt quá một ngưỡng nhất định, ví dụ 550 độ C) cho các bộ phận chịu lực làm bằng thép của nhà (trong đó có các cấu kiện cột) để bậc chịu lửa của nhà đạt được theo quy định của quy chuẩn tương ứng với quy mô và đặc điểm sử dụng.

Xét về khía cạnh làm tăng giá thành xây dựng, trong trường hợp này có thể thấy rằng khi các quy định kỹ thuật của QCVN 06:2021/BXD liên quan đến yêu cầu về bậc chịu lửa cũng như về giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực của nhà không có thay đổi tăng lên so với QCVN 06:2010/BXD hoặc QCVN 06:2020/BXD thì rõ ràng là việc áp dụng các quy định đó vào thực tế, đối với nhà xưởng sản xuất sử dụng kết cấu thép, chắc chắn cũng không đòi hỏi phải thay đổi về giải pháp bọc bảo vệ chịu lửa đã được chứng minh là đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Hay nói cách khác khi xem xét một công trình nhà nói chung (bao gồm cả nhà xưởng sản xuất) sử dụng kết cấu thép có yêu cầu được bọc bảo vệ chịu lửa, nếu trước đây đã có giải pháp bọc nào đó được chứng minh là đảm bảo hiệu quả bảo vệ phù hợp với quy định của QCVN 06:2010/BXD hoặc QCVN 06:2020/BXD rồi thì không cần phải thay đổi gì để đáp ứng quy định của QCVN 06:2021/BXD hiện hành.

“Theo tôi, quy định kỹ thuật của quy chuẩn không thay đổi so với trước đây thì không đòi hỏi phải thay đổi giải pháp kỹ thuật phù hợp đã có và do vậy, các quy định của quy chuẩn hiện hành không thể là nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư của dự án” – Phó Giám đốc IBS nhấn mạnh.

Không chỉ có vật liệu chống cháy bọc cột thép nhà xưởng, mà các vách kính ngăn tường bình thường cũng yêu cầu sử dụng vách kính chống cháy với giá thành cao, bên cạnh đó là hệ thống tường thạch cao, ống điều hòa… Xét về góc độ kỹ thuật, để hạn chế diện tích cháy, cường độ cháy và thời gian kéo dài của đám cháy hoặc để bảo vệ an toàn các khu vực dành cho thoát nạn (hành lang, sảnh, buồng thang bộ thoát nạn…) như các phiên bản QCVN 06:2010/BXD hoặc QCVN 06:2020/BXD trước đây, QCVN 06:2021/BXD duy trì quy định về việc sử dụng các bộ phận ngăn cháy hoặc bộ phận có khả năng chịu lửa (ví dụ tường, vách, cửa, van ngăn cháy, ống gió…) với những đặc tính kỹ thuật về cháy rõ ràng và phù hợp với quy mô, đặc điểm sử dụng của nhà tại một số vị trí cụ thể trong nhà (thường là những vị trí ngăn cách các phần nhà có công năng khác nhau hoặc ngăn tách các khoang cháy, ví dụ phần nhà để ở với phần nhà dùng làm văn phòng hay siêu thị hoặc giữa các căn hộ với hành lang chung dành cho thoát nạn…) chứ không phải là tất cả các vị trí có chức năng ngăn chia không gian (ví dụ vách ngăn giữa các gian phòng trong cùng 1 khoang cháy hoặc cùng một căn hộ…).

Như vậy, nội dung quy chuẩn không quy định bắt buộc phải cấu tạo bộ phận ngăn cháy đó bằng loại vật liệu cụ thể nào, việc lựa chọn loại vật liệu và cấu tạo những bộ phận ngăn cách đó (ví dụ dùng vách kính hoặc vách thạch cao hoặc xây gạch…) hoàn toàn thuộc quyền chủ động của chủ đầu tư cũng như các đối tác có liên quan, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, kỹ thuật hoặc yêu cầu thẩm mỹ… của nhà, phần nhà hoặc gian phòng. Cũng tương tự như vậy đối với các ống gió của hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không khí hoặc hệ thống bảo vệ chống khói, không phải tất cả các đoạn ống đều yêu cầu phải có khả năng chịu lửa mà chỉ yêu cầu đối với những phân đoạn ống nhất định, ví dụ các đoạn ống góp từ nhiều gian phòng nhiều khoang cháy khác nhau hoặc các đoạn ống gió chuyển tiếp từ gian phòng hoặc khoang cháy được phục vụ đi qua các gian phòng hoặc khoang cháy khác. Những quy định liên quan đến vấn đề này trong QCVN 06:2021/BXD cũng không có thay đổi tăng thêm (chỉ có thay đổi giảm bớt) so với quy định tương ứng trong QCVN 06:2010/BXD và do vậy cũng khó có thể là nguyên nhân gây ra tăng chi phí đầu tư của dự án. Ngoài ra, QCVN 06:2021/BXD chỉ bổ sung các quy định kỹ thuật đối với nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 75m và nhà thuộc nhóm khác có chiều cao PCCC lớn hơn 50m, những đối tượng nhà này không thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 06:2010/BXD. Vấn đề quan trọng khi lựa chọn và cấu tạo các bộ phận của nhà là phải nắm rõ được các chức năng mà bộ phận đó phải đảm bảo theo yêu cầu của các quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan (không chỉ riêng quy định trong quy chuẩn về an toàn cháy).

Theo TS.Hoàng Anh Giang, an toàn cháy là một mục tiêu mà để đạt được thì đòi hỏi phải áp dụng tổng thể các quy định cũng như yêu cầu đề ra trong mỗi quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn liên quan, do vậy, để so sánh một cách đầy đủ và có đánh giá chính xác về quy định giữa các quy chuẩn của các quốc gia khác nhau thì cần xem xét tất cả các khía cạnh liên quan trong những tiêu chuẩn, quy chuẩn đó, bao gồm cả các quy định mang tính quản lý. Thậm chí còn cần phải xem xét đối chiếu về các điều kiện xã hội (ý thức, thói quen của mỗi cá nhân…) hoặc điều kiện hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, giao thông…) của mỗi quốc gia.

TS.Hoàng Anh Giang cũng so sánh với các quy định của Singapore và Mỹ về khía cạnh giới hạn chịu lửa yêu cầu của các bộ phận chịu lực tương ứng với chiều cao nhà và diện tích cho phép của 1 tầng trong phạm vi 1 khoang cháy (diện tích khoang cháy) đối với nhà xưởng sản xuất. Cụ thể như sau: Quy định tại Bảng 3.3A của Quy chuẩn an toàn cháy của Singapore, phiên bản 2018 (Code of practice for fire precautions in buildings 2018), theo đó nhà sản xuất được xếp vào nhóm VI với yêu cầu giới hạn chịu lửa của bộ phận chịu lực ít nhất là 1 giờ. Trong trường hợp nhà 1 tầng thì diện tích khoang cháy không được lớn hơn 3.000m2, trường hợp nhà nhiều tầng thì không quy định diện tích khoang cháy nhưng khối tích của nhà không được vượt quá 4.250m3 nếu chiều cao nhà đến 15m, còn nếu chiều cao nhà đến 28m thì khối tích cho phép của nhà chỉ là 8.500m3.

Quy định tương ứng trong Bảng 7.4.1 của NFPA 5000 Quy chuẩn về an toàn và xây dựng của Mỹ, phiên bản 2021 (Building Construction and Safety Code - 2021), đối với nhà xưởng sản xuất có mức độ nguy hiểm cháy bình thường, nếu giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực là 1 giờ và các bộ phận đó được làm từ vật liệu không cháy hoặc vật liệu cháy hạn chế thì chiều cao của nhà cho phép lớn nhất là 4 tầng, chiều cao tương ứng không quá 20m (nếu được bảo vệ bằng hệ thống sprinkler thì lớn nhất là 5 tầng, chiều cao tương ứng không quá 25m) còn diện tích khoang cháy cho phép không được lớn hơn 2.400m2.

So sánh với quy định tương ứng trong Bảng 4 và Bảng H.6 của QCVN 06:2021/BXD, có thể thấy yêu cầu về giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực bằng 1 giờ là cao hơn so yêu cầu đối với nhà có bậc chịu lửa III quy định tại Bảng 4 (yêu cầu 45 phút hay ¾ giờ) của QCVN 06:2021/BXD. Xét về chiều cao (số tầng) và diện tích khoang cháy cho phép của 1 tầng, đối với nhà hạng nguy hiểm cháy C (ở mức độ nguy hiểm cháy trung bình) quy định tại Bảng H.6, trường hợp nhà 1 tầng thì diện tích khoang cháy không được lớn hơn 5.200m2, trường hợp nhà 2 tầng thì diện tích khoang cháy không được lớn hơn 3.500m2, còn nhà 3 tầng thì diện tích khoang cháy không được lớn hơn 2.600m2.

Qua các thông tin trên, xét về đối tượng và chỉ tiêu được so sánh cho thấy quy định trong QCVN 06:2021/BXD là không cao hơn so với quy định của Singapore hoặc Mỹ - TS.Hoàng Anh Giang – Phó Giám đốc IBS nhận định.

Cùng với con người, việc trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm tại từng khu vực sản xuất là điều kiện tiên quyết. Để tăng tính chủ động, bất cứ cơ sở nào cũng cần xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ để cứu người trong tình huống khẩn cấp khi hỏa hoạn xảy ra.

Tình hình cháy, nổ 6 tháng đầu năm 2022 giảm cả 2 tiêu chí số vụ và thiệt hại về người, so với cùng kỳ năm 2021. Các vụ cháy vẫn tập trung trong khu vực dân cư, nhà dân, nhà ở kết hợp kinh doanh (xảy ra 395 vụ, chiếm 46,75% tổng số vụ cháy) và cháy tại các cơ sở sản xuất, kho tàng (xảy ra 156 vụ, chiếm 18,46% tổng số vụ cháy). 6 tháng đầu năm 2022, xảy ra 28 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người làm chết 38 người, bị thương 6 người. Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, kho tàng có các mặt hàng dễ cháy (như Hà Nội (05 vụ), Đồng Nai (04 vụ), Thành phố Hồ Chí Minh (03 vụ).

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load