Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 05:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Quảng Trị: Hai chợ đêm ở thành phố Đông Hà đang “chết yểu”

16:42 | 19/05/2021

(Xây dựng) – Chợ đêm phường 3 và chợ đêm Đông Hà (thành phố Đông Hà, Quảng Trị) đi vào hoạt động chưa được bao lâu đã bị “chết yểu” để lại cảnh tượng đìu hiu, nhất là khi màn đêm buông xuống.

quang tri hai cho dem o thanh pho dong ha dang chet yeu
Chợ đêm phường 3.

Chợ đêm phường 3 tọa lạc tại khu phố 6, phường 3 (thành phố Đông Hà) nằm cạnh đường Thành Cổ và cách đường Trần Hưng Đạo khoảng hơn 100m về phía bắc. Công trình chợ có diện tích xây dựng trên 3.400m2, quy mô 200 lô quầy, có tổng mức đầu tư gần 10 tỷ đồng, từ nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản và vốn đối ứng của tỉnh Quảng Trị do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Doãn - Chủ tịch UBND phường 3, thành phố Đông Hà cho biết: Công trình chợ đêm phường 3 được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 8/2018. Tiểu thương hoạt động tại chợ chủ yếu là ưu tiên cho những người bán hàng rong ban ngày và các hộ nghèo hoặc cận nghèo trên địa bàn thành phố. Ban đầu, chợ có 160/200 lô quầy được đăng ký, gồm các mặt hàng khá đa dạng: Áo quần, giày dép, hàng tạp hóa và ẩm thực… Tuy nhiên, do hoạt động không có hiệu quả nên chỉ sau hơn 1 tháng tồn tại, các tiểu thương rời bỏ quầy, chợ đêm phường 3 đành phải dừng hoạt động.

Nguyên nhân dẫn đến việc tiểu thương chợ đêm phường 3 hoạt động không có hiệu quả, ông Nguyễn Anh Doãn - Chủ tịch UBND phường 3 (thành phố Đông Hà) lý giải: “Khách quan mà nói, một phần do là do vị trí không thuận lợi, ít người qua lại, các khu dân cư ở quanh khu vực chợ còn thưa thớt. Còn về chủ quan, chính mục tiêu nhân đạo, đó là thu hút các tiểu thương kinh doanh tại chợ chủ yếu là người bán hàng rong, hộ nghèo, cận nghèo với mục đích tạo cho họ cơ hội và điều kiện tốt để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Song đây là những hộ gia đình có điều kiện tài chính rất hạn hẹp nên việc đầu tư vào quy mô hàng hóa cho lô quầy cũng hết sức hạn chế, đặc biệt gặp khi gặp môi trường kinh doanh không thuận lợi thì họ càng bế tắc hơn.

Cụ thể, là khi chợ đêm phường 3 đi vào hoạt động được một tháng thì thời tiết chuyển qua mùa mưa, dẫn đến lượng khách hàng đến chợ mua sắm về ban đêm càng thưa thớt hơn, trong khi đó mưu sinh của họ chủ yếu là cuộc sống đắp đủ qua ngày, vì vậy họ không có điều kiện để duy trì vượt qua những thời khắc như thế, họ phải tự xoay xở qua hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khác, mong sao có có đồng ra, đồng vào để trang trải trong ngày, vậy là họ phải bỏ chợ để hoạt động bằng hình thức khác”.

quang tri hai cho dem o thanh pho dong ha dang chet yeu
Cổng vào chợ đêm Đông Hà.

Công trình chợ đêm Đông Hà có diện tích xây dựng trên 1,3ha, tọa lạc gần với tuyến quốc lộ 1, thuộc địa bàn Khu phố 4, phường 2 (thành phố Đông Hà) với tổng kinh phí đầu tư gần 11,5 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Thương mại Triều Phát (Quảng Ngãi) đầu tư. Công trình bao gồm các hạng mục: Cổng chính, sân khấu ngoài trời, khu vui chơi trẻ em, hệ thống giao thông nội bộ, cây xanh, xây dựng các gian hàng thương mại, khu ẩm thực, khu nhà trưng bày sản phẩm và các hạng mục quan trọng khác, tạo điểm nhấn cho du khách đến thưởng thức, mua sắm và vui chơi giải trí riêng. Chợ đi vào hoạt động từ tháng 8/2019, với mong muốn sẽ tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương và các vùng miền đến với du khách nói chung, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng. Nhưng chưa được bao lâu, hoạt động không hiệu quả chợ đêm Đông Hà phải “cuốn chiếu, đắp chăn” giữa chốn thị thành.

quang tri hai cho dem o thanh pho dong ha dang chet yeu
Các quầy hàng chợ đêm Đông Hà trống rỗng, tạo nên cảnh tượng buồn bã giữa chốn thị thành.

Theo nhà đầu tư, nguyên nhân chính chợ đêm Đông Hà hoạt động không hiểu quả là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Còn theo một số người dân sống gần khu vực chợ có một nhận định: Việc đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Đông Hà chưa cao nên sức mua chưa lớn. Mặt khác, văn hóa mua sắm ở Đông Hà cũng khác với những thành phố lớn, người dân Đông Hà phần lớn làm việc trong giờ hành chính vào ban ngày, tan giờ làm việc là họ tranh thủ đi mua sắm luôn. Chính vì thế đi mua sắm chợ đêm chưa thể trở thành thói quen trong thời ngắn của người dân Đông Hà.

Mục đích của chợ đêm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi mua sắm, tiêu dùng của người dân, tạo việc làm cho các gia đình tiểu thương, đồng thời góp phần tô đẹp thêm bộ mặt đô thị… Tuy nhiên, có một điều nghịch lý, trong khi chợ đêm phường 3 hoạt động không hiệu quả, thì ra đời thêm chợ đêm Đông Hà và hoạt động không hơn không kém gây hệ lụy lãng phí tiền của, đất đai đã rõ. Vậy trách nhiệm nhiệm thuộc về ai? Bao giờ thì mới giải quyết dứt điểm sự nghịch lý này? Dư luận đang chờ câu trả lời của chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan.

Hữu Tiến

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Cơ hội “vàng” để quy hoạch đô thị ven sông Hồng đột phá

    Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù được xem là động lực, cơ hội để Hà Nội tập trung nguồn lực, quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá.

    08:46 | 17/09/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Lên phương án “làm đẹp” cây xanh đô thị trước mùa mưa bão

    (Xây dựng) - Mùa mưa bão đang đến gần, với mật độ cây xanh dày đặc, trong đó có nhiều cây cổ thụ, cây lâu năm… có nguy cơ ngã, đổ bất cứ lúc nào. Do vậy, UBND thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) đã chỉ đạo Trung tâm công viên cây xanh Huế thống kê hiện trạng cây xanh và lên phương án cắt tỉa, hạ độ cao… nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trong mùa mưa bão.

    14:40 | 16/09/2024
  • Bảo vệ cây xanh đô thị tại Hà Nội: Cần một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện

    (Xây dựng) – Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội, với hàng chục nghìn cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Trước tình hình này, việc bảo vệ và khôi phục cây xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện cùng với việc nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

    10:34 | 16/09/2024
  • Hạ Long: Trả lại cảnh quan đô thị sau bão số 3 tại phường Cao Thắng

    (Xây dựng) – Tại phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), bão số 3 đi qua khiến đô thị tan hoang, cây đổ, vật liệu xây dựng theo bão ùn lên đường phố, thành phố đã kịp thời mở chiến dịch 7 ngày đêm thần tốc dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai. Phường Cao Thắng đã huy động lực lượng, tổ chức thu dọn cây đổ, làm vệ sinh môi trường xuyên đêm, sớm trả lại cảnh quan đô thị.

    09:31 | 15/09/2024
  • Cần Thơ: Đến năm 2030 có thêm 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V

    (Xây dựng) – Ngày 13/9, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Báo cáo số 247/BC-UBND Kế hoạch phân loại đô thị đến năm 2030 của thành phố Cần Thơ. Theo Kế hoạch đến năm 2030, thành phố Cần Thơ có 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V.

    15:48 | 14/09/2024
  • Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    Phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Vương Quốc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về những nội dung liên quan để làm rõ hơn định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

    15:22 | 14/09/2024
  • Lào Cai: Tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 5036/UBND-XD giao một số Sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

    21:04 | 13/09/2024
  • Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Bến Tre đạt 24%: Cơ hội và thách thức trong hành trình phát triển

    (Xây dựng) - Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bến Tre đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm. Theo Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, ban hành ngày 29/1/2021, mục tiêu được đặt ra cho giai đoạn 2021-2025 là đạt ít nhất 27% tỷ lệ đô thị hóa, và sang năm 2030 sẽ nâng lên 45%. Tuy nhiên, với tỷ lệ đô thị hóa hiện tại chỉ đạt 24%, rõ ràng việc thực hiện các mục tiêu này sẽ cần có những giải pháp quyết liệt hơn.

    14:20 | 13/09/2024
  • Kon Tum: Mục tiêu đô thị hóa 50% vào năm 2030, dự kiến mức kinh phí thực hiện gần 68.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa thông qua quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn kéo dài đến năm 2050. Đây là bước đi quan trọng trong việc định hình và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh, với mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống xã hội.

    14:17 | 13/09/2024
  • Bắc Ninh: Bức tranh kinh tế đa màu sắc, hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Với phương châm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh và khó khăn, thất bại của doanh nghiệp cũng là khó khăn, thất bại trong công tác điều hành của tỉnh”, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng trong tháng 8/2024.

    14:13 | 13/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load