Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 21:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”

21:23 | 29/01/2023

(Xây dựng) - Ngày Tết, bậc cao niên thường có thú vui khách đến nhà thì “ôn cổ chi tân”. Xuân này, ông Nguyễn Ngọc Đàm - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kể: Ở đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà có một ngôi đình cổ mà các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối của Đảng từng làm cơ sở hoạt động bí mật trong lòng địch thời chống Pháp. Khi còn công tác, cụ có nhiều kỷ niệm về ngôi đình và vùng đất này.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Ông Nguyễn Ngọc Đàm chia sẻ, từng đề nghị xã đảo coi nhà cách mạng cùng chuyến công tác với ông Trần Danh Tuyên ngày ấy đã quyết hy sinh không rơi vào tay giặc, là thành hoàng thứ hai được thờ ở đình Cái Chiên.

Tôi và ông Trần Quyền - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh bị cuốn theo chuyện của ông Nguyễn Ngọc Đàm. Ông Nguyễn Ngọc Đàm năm nay 101 tuổi, nhắc lại tích cũ đã qua gần một thế kỷ thì có đoạn lúc nhớ lúc quên. Nhưng người nghe vẫn hào hứng và cảm động về kỷ niệm đã hằn sâu trong cuộc đời của người tướng lĩnh, từng làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Vắn tắt chuyện ông Nguyễn Ngọc Đàm kể, ngày trước đình Cái Chiên là công trình xây dựng lớn nhất trên quần đảo Quảng Hà là nơi diễn ra các nghi lễ tâm linh của ngư dân vùng biển Đông Bắc bộ. Khi ấy, các vị lãnh đạo Đảng đã lợi dụng địa điểm này để hoạt động cách mạng, trong đó có ông Trần Danh Tuyên là người anh ruột của ông Nguyễn Ngọc Đàm. Ông Trần Danh Tuyên, tức Nguyễn Văn Luận sinh năm 1911 (năm 1945 làm Bí thư Thành ủy Hà Nội), năm 1935 ra mỏ làm thợ ở nhà máy kẽm Quảng Yên, năm 1937 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được Đảng cử ra vùng biển Đông Bắc giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng của Đảng.

Một lần Lễ hội đình Cái Chiên vào dịp ngày 16 đến 20 tháng Giêng, nhà cách mạng Trần Danh Tuyên cùng một đảng viên từ khu mỏ Cẩm Phả đến vận động nhân dân đoàn kết chống địa chủ - cường hào sưu cao thuế nặng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, tuyên truyền cương lĩnh của Đảng Cộng Sản tại Hội đình, không may bị địch phát hiện, hai người hai ngả rút lui tránh cường địch. Quân Pháp truy sát, Trần Danh Tuyên thoát hiểm theo hướng biển, lợi dụng rừng ngập mặt ẩn nấp và được ngư dân che chở đưa về đất liền. Còn người đồng chí chạy lên rừng quyết không sa vào tay giặc. Quân Pháp bao vây hòn đảo dài ngày khi chúng rút, dân làng tìm thấy xác nhà cách mạng ấy trên núi và bí mật mai táng trên vạt đồi sau đình. Khi cách mạng thành công, ở cương vị lãnh đạo ông Trần Danh Tuyên còn đến mộ thắp hương cho người đồng đội đã hy sinh.

Ông Nguyễn Ngọc Đàm từng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Quảng Yên; từng nhận quân hàm Thiếu tướng và có thời gian 10 năm làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Hồi còn làm việc, những lần ra huyện Quảng Hà công tác thường ghé thăm nơi anh mình từng hoạt động cách mạng. Sau năm 1960, đình Cái Chiên đã sử dụng tạm làm lớp học, nhưng công trình xây dựng vẫn còn hình dạng mái đình làng, với 3 gian 2 chái tiền đường và 3 gian hậu cung, kèo được làm bằng gỗ lim, tường xây gạch đỏ, đằng trước có 4 cột gạch gọi là cổng đình.

Đình xây dựng trên thổ đất đắc địa “tựa sơn - đạp thủy, tả thanh long - hữu bạch hổ”. Cụ Trần Quyền nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, năm nay bước vào tuổi 90, từng phụ trách về khối xây dựng nghe đình Cái Chiên phong thủy thì tỏ ra tâm đắc. Ông Nguyễn Ngọc Đàm bảo, mình vốn có chút kiến thức về kinh dịch nhân một lần đến thăm đình Cái Chiên ngắm hồ nước phía trước thấy bất ổn, hồ bị bục, nước xiết khoét thành huyệt sâu chính mặt tiền cửa đình, thì sang tai với già làng - trưởng thôn nên vận động dân đắp lại và mở đường thoát lũ sang sườn núi bên hông hồ vừa an toàn trữ nước, vừa thuận hướng đình; bãi biển phía trước trồng thêm cây đâng cây sú, mở rộng diện tích rừng ngập mặn tạo “án sơn”.

Và lạ thay, tâm linh thực hư không rõ, từ khi được coi là hàn “long mạch” thì bầy đàn cá lóc độc bao năm ám đảo Cái Chiên tự dã đám, thay vào đó là tôm Núi Miều về làm tổ. Cá chim, thu, nhụ, đé ngư dân thả lưới ven bờ cũng bắt được. Đồng ruộng thì tốt tươi bởi hồ Giếng Đình đắp lại nước cả, chủ động tưới cho lúa màu. Nhờ thủy lợi dân ba thôn không ở co cụm nữa, mà tự bung ra khẩn khai đất hoang ăn ra làm nên, dân đảo Cái Chiên ngày một khấm khá.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Cái Chiên có bãi biển đẹp, lặng sóng, phong cảnh còn sơ khai hấp dẫn du khách.

Vốn làm báo giàu tính tò mò, tôi quyết một phen thực tế đình Cái Chiên. Chuyến đi chuẩn bị công phu, như: gặp gỡ Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Nguyễn Mạnh Hà để tiếp cận hồ sơ di tích; nhờ giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Cường nguyên là Bí thư Huyện ủy Hải Hà (người đã quan tâm trùng tu quần thể Di tích trên đảo Cái Chiên) chắp mối với Chủ tịch UBND xã đảo Cái Chiên là Nguyễn Văn Đông, đã cử cán bộ Văn hóa giúp “thực mục, sở thị” ngôi đình cổ này.

Qua bến Ghềnh Võ vượt biển khoảng 8km đến đảo. Đảo Cái Chiên rộng khoảng 2.500ha, cảnh quan đẹp, ngày Tết lễ du khách đến rất đông. Hôm chúng tôi đến, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Đông hiếu khách, nhưng đãi ăn thì được, đãi chỗ nghỉ thì không bởi 20 khách sạn lưu trú kể cả phòng nghỉ bình dân trên đảo gồm trên 200 phòng đã kín khách, cho thấy mỗi một năm đảo Cái Chiên lại thêm thịnh vượng. Xuân này hòn đảo trù mật hơn trong ý tưởng tượng của ông Nguyễn Ngọc Đàm.

Còn ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Đàm về đình Cái Chiên trên thổ đất thiêng, thì “danh bất hư truyền”. Ngôi đình tựa lưng vào dãy núi ba đỉnh, người địa phương gọi là núi ba ngọn. Mặt tiền là hồ nước rộng trong xanh gọi là hồ Giếng Đình, án phong là Gồ Đình (nay trên đỉnh địa phương xây đài lưu niệm chứng tích nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện). Lưỡng bên bài rồng chầu hổ phục, hai cánh hồi đình là hai dòng suối rừng quan năm nước cả, bên tả gọi là khe Giếng Đụn, bên hữu là Khe Đình.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Đình Cái Chiên - di tích lịch sử, căn cứ cách mạng ảm đạm như một miếu hoang.

Tháng 5/2018, đình Cái Chiên được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh cùng với di tích Miếu Ông - Miếu Bà - Miếu Quan Lớn. Nhưng ngôi đình chứng tích lịch sử cách mạng ở Hải Hà bị bỏ hoang trông như túp miếu hoang ẩn khuất trong vạt rừng rậm, vắng dấu chân người. Trái ngược với Miếu Ông - Miếu Bà cách đó không xa, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Lâm Ngọc Dương đầu tư 578 tỷ đồng xây dựng công trình đồ sộ gấp 20 lần di tích trước, chuyển đổi 20,1ha đất rừng đất tôn giáo thành khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 4-5 sao.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Trên đỉnh Gồ Đình đã xây đài lưu niệm, chứng tích nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hải Hà.

Một bác cựu chiến binh ái ngại bảo, Miếu Ông - Miếu Bà ở sát bãi biển Đầu Rồng đất hái ra tiền thì được doanh nghiệp quan tâm, huyện hưởng ứng, đình Cái Chiên di tích được xếp hạng, có giá trị lịch sử cách mạng nhưng lại không sinh lời ngay thì bị bỏ quên. Lớp hậu sinh nay thực dụng còn “biến chùa thành chợ”. Sự trùng tu, xây dựng di tích thiếu ý thức giáo dục truyền thống cách mạng, ăn xổi, thiếu đồng bộ. Một vấn đề đáng quan tâm ở huyện Hải Hà.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load