Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 13:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Ninh: Cụ Nguyễn Ngọc Đàm “mười năm Chủ tịch không tham làm giàu”

17:45 | 10/02/2023

(Xây dựng) - Năm 2023, Quảng Ninh kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh (30/10/1963-30/10/2023) sẽ đánh giá những thành tựu tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội vinh danh công lao của lớp lớp cán bộ - nhân dân. Trong đó, có một vị cán bộ khá khác biệt, tên tuổi người lưu danh trong một vần thơ có câu “Hoan hô anh Nguyễn Ngọc Đàm - mười năm Chủ tịch không tham làm giàu”.

Quảng Ninh: Cụ Nguyễn Ngọc Đàm “mười năm Chủ tịch không tham làm giàu”
Cụ Nguyễn Ngọc Đàm – Lão thành cách mạng duy nhất còn thọ ở Quảng Ninh, người từng 4 lần giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính cấp tỉnh và từng làm Phó Tổng tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh.

Anh Nguyễn Ngọc Đàm nay đã lên cụ 101 tuổi, một Lão thành cách mạng duy nhất còn thọ ở Quảng Ninh. Cụ Đàm cùng cụ vợ 95 tuổi trú ở tổ 6 khu 5, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long. Cụ Nguyễn Ngọc Đàm bí danh là Lê Vân, sinh ngày 11/11/1922 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm tâm sự, mình có 5 anh chị em, khi trưởng thành không ai bảo ai, trai gái trong nhà đều tự tham gia cách mạng. Cách mạng Tháng Tám thành công, cả 5 anh em đều cùng làm cán bộ, người thoát ly, người làm việc ở quê. Cụ là áp út, người anh thứ 2 là Trần Danh Tuyên (tức Nguyễn Văn Luận sinh năm 1911, năm 1945 làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, hiện ở Hà Nội còn có một con đường lấy tên cụ Trần Danh Tuyên).

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cụ Nguyễn Ngọc Đàm có nét khác biệt: ngay từ tuổi trẻ đã sớm giác ngộ tư tưởng cách mạng chống đế quốc phong kiến, năm 1944-1945 đã hăng hái tham gia phong trào trong Mặt trận Việt Minh chống Pháp đuổi Nhật ở Bắc Giang. Tháng 01/1946, Nguyễn Ngọc Đàm ra mỏ làm than và được kết nạp vào Đảng ngày 30/4/1946; từ tháng 12/1946-4/1947 làm Bí thư Chi bộ Đảng ở nhà máy điện Cột 5; tháng 7/1952-4/1954, làm phó Bí thư, quyền Bí thư Đặc khu ủy - Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Đặc khu Hồng Gai; từ tháng 5/1955-5/1957 làm phó Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính khu Hồng Quảng.

Từ tháng 6/1957-9/1958, cụ Nguyễn Ngọc Đàm làm Phó Bí thư Khu ủy Hồng Quảng, kiêm Giám đốc Xí nghiệp quốc doanh than Hồng Gai (khi ấy bao gồm cả các mỏ than ở Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí). Từ tháng 10/1958-6/1961, cụ Nguyễn Ngọc Đàm quay về làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính khu Hồng Quảng; từ 9/1964-6/1966 lại được cử làm Tổng Giám đốc - Tổng Công ty Than Quảng Ninh (tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam). Từ tháng 10/1969-5/1981, cụ Nguyễn Ngọc Đàm làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Quảng Ninh. Tháng 3/1979, khi chiến tranh biên giới xảy ra, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Đàm được Đảng - Nhà nước chỉ định kiêm chức Thiếu tướng - Phó Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh.

Những người từng công tác với Chủ tịch Ủy ban Hành chính Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Đàm nói cụ là người cán bộ năng động, chí công vô tư. Khi đi công tác cơ sở bao giờ cùng dắt túi tờ tem phiếu gạo, mỗi bữa góp định suất của mình cho nhà ăn tờ tem 225g gạo, đôi khi còn góp cả sâu cá vì khi ấy bãi triều sát bìa đường Quốc lộ 18, tôm cá nhiều mà vị Chủ tịch và anh lái xe lại có thú vui sông ngòi, giỏi bắt cá ven bờ, chỉ cần ghé xe vệ đường, xuống bãi sú vẹt ít phút là trong tay có mớ cua bể tươi sống.

Quảng Ninh: Cụ Nguyễn Ngọc Đàm “mười năm Chủ tịch không tham làm giàu”
Nhà cụ Nguyễn Ngọc Đàm ở tổ 5, khu 6, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm có nhiều giai đoạn làm Chủ tịch và thâm niên làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính, thì có rất nhiều tích kể về sự năng động trong công việc điều hành Nhà nước ở địa phương. Có chuyện mà còn ít người biết, đó là khi chiến tranh biên giới bùng nổ một tình huống bất ngờ, công tác hậu cần quốc phòng gặp nhiều trở ngại, trong đó có công tác vận tải, cụ Nguyễn Ngọc Đàm là người đề xuất sáng kiến tận dụng đường lâm nghiệp, mở ngay con đường mòn “Hồ Chí Minh” thứ 2 ở vùng rừng Đông Bắc bộ. Và ở vị trí Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Ninh, Phó Tổng tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh đã huy động hàng trăm chiếc xe ôtô Kamaz (bò tót) - cỗ xe vận tải lớn, lại chạy khỏe trong đường đồi núi mà nước bạn Liên Xô giúp ta khai thác than, nay thần tốc chuyển sang đội vận tải chủ công hỏa tuyến; tức thì hàng triệu tấn vũ khí, quân dụng được chuyển ra tiền tuyến, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ngày đó.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm có cá tính riêng, sở thích riêng, khách đến nhà không phân biệt vị trí công tác, đối xử rất bình đẳng, mau chuyện và là người có thú vui với thuật kinh dịch, phong thủy. Cụ bảo, mình sinh vào ngày 11/11/1922, theo quẻ hàng số ấy trừ cho nhau thì về “mo”, nên khi lập hồ sơ cán bộ khai chệch đi là sinh năm 1924.

Quảng Ninh: Cụ Nguyễn Ngọc Đàm “mười năm Chủ tịch không tham làm giàu”
Những năm đầu giải phóng khu mỏ, xí nghiệp quốc doanh than Hồng Gai (lúc đó bao gồm cả các mỏ than ở Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí) khi ấy cụ Nguyễn Ngọc Đàm làm Phó Bí thư Khu ủy Hồng Quảng kiêm Giám đốc xí nghiệp này.

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nguyễn Ngọc Đàm hồi còn công tác rất chú trọng đến đất đai xây dựng. Một số cán bộ cao niên trong ngành Xây dựng Quảng Ninh kể, khi duyệt quy hoạch thiết kế xây dựng công trình công, Chủ tịch thường soi đi chiếu lại rất kỹ về địa mạo, thế đất, hướng nhà, hướng gió... bảo “vợ hiền hòa, nhà hướng Nam”, mực thước làm nhà từ cổ xưa. Cụ Đàm từng nêu ra ý kiến không tán thành với công trình đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Ba Lan, nhà máy gạch Bun… các tòa nhà công vụ xây dựng đều quay hướng Tây, bởi bên họ đới lạnh họ tận dụng nhiệt thiên nhiên để sưởi ấm, còn bên ta thì không phù hợp. Nhưng khi ấy tài sản nước ngoài viện trợ, phải chụp theo khuôn mẫu nhà đầu tư, nay sử dụng nhà hướng Tây về mùa hè nóng như đổ lửa mới thấy bất lợi.

Cụ Đàm kể, thổ đất xây dựng tòa nhà trụ sở UBND tỉnh hiện nay là chính do mình cắm đất. Hồi đầu thập kỷ 60 rừng rú ở đây rậm rạp, khoảnh đất rộng bằng phẳng trên là đồi cao, dưới là biển thoáng rộng, mặt nước trong xanh, đẹp nhất dải bờ biển Hạ Long. Dân ở xóm chài gần đó đồn rằng, chiều chiều thường nhìn thấy một ông hùm lớn tọa ở đây, nhưng không ăn thịt người. Cụ Đàm một lần đánh bạo cùng một cán bộ giỏi săn bắn, súng chắc trong tay rình phục con hổ để kiểm chứng thực hư hổ tọa sơn. Hai người thực mục được chiêm ngưỡng cảnh thú dữ ngồi thiền, nghinh phong, vọng cảnh… đã bảo nhau không nổ súng. Sự tình cờ trong đời từ khi đó người làm quen với hổ, thi thoảng cụ Đàm lại ra Batoa trại giết mổ lợn mua bộ lòng già cho hổ ăn, chuyện này dài khá ly kỳ và thú vị (có video).

Khi Chính phủ cho Quảng Ninh xây trụ sở Ủy ban Hành chính thì cụ Nguyễn Ngọc Đàm chọn thổ đất hổ phục này làm nơi đặt nền móng và chỉ đạo thiết kế xây dựng theo thể đơn nguyên tạo thế liên hoàn, hình dáng đặc trưng nhà công sở, khác với kiến trúc dinh thự; mỗi cửa sổ là một bức tranh sống về núi non, thắng cảnh vịnh Hạ Long. Giá trị xây dựng công trình theo thể đơn nguyên cho thấy, trong cuộc không kích của quân Mỹ mùa hè năm 1972, tòa trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh từng bị trúng bom, nhưng bon đạn trúng ô nào chỉ hư hại ô ấy, dễ khắc phục hậu quả.

Hiện, người sành phong thủy bảo tòa nhà trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh đắc địa, thế tựa sơn, dãy núi cao nhất ở đô thị Hạ Long (150m), tả hữu tay ngai, bên này là Hòn Hai bên kia là Núi Hạm, Hòn Rồng án sơn, Cửa Vạn huyền vũ. Còn mắt thường thì thấy rõ tòa nhà trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh phía sau là núi cao, rừng rậm xanh tốt như rừng nguyên sinh; mặt tiền là vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới, công trình có không gian kiến trúc đẹp hàng đầu các công sở UBND cấp tỉnh ở vùng duyên hải phía Bắc.

Bí tích, ở đó có vị cán bộ từng 4 lần vào ra chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh với giai thoại “hoan hô anh Nguyễn Ngọc Đàm - mười năm Chủ tịch không tham làm giàu”. Năm nay, Quảng Ninh kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh, có cụ Nguyễn Ngọc Đàm, lão thành cách mạng duy nhất còn thọ, tuổi cao gương sáng, sáng mãi trong dân gian.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load