Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 05/10/2024 18:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Quảng Ngãi: Cần lấy ý kiến rộng rãi việc phục dựng tháp Chăm trên núi Thiên Bút

21:39 | 18/09/2023

(Xây dựng) – Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực Công viên Thiên Bút, thành phố Quảng ngãi (Quảng Ngãi) có một điểm rất đáng chú ý là sẽ phục dựng nguyên trạng tháp Chăm trên bình đồ móng tháp hiện hữu và bảo tồn tại chỗ trên đỉnh núi. Việc làm này cần được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận.

Quảng Ngãi: Cần lấy ý kiến rộng rãi việc phục dựng tháp Chăm trên núi Thiên Bút
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá Quy hoạch chi tiết lỷ lệ 1/500 khu vực Công viên Thiên Bút do UBND thành phố Quảng Ngãi tổ chức thực hiện còn nhiều điểm chưa phù hợp.

Theo đó, sáng 18/9, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã rổ chức cuộc họp để nghe và cho ý kiến đối với Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực Công viên Thiên Bút, thành phố Quảng Ngãi. Đồ án do UBND thành phố Quảng Ngãi chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Phạm vi quy hoạch công viên Thiên Bút có diện tích gần 42 ha, thuộc phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Đây là công viên văn hóa - lịch sử, công viên cây xanh - văn hóa chính của khu vực trung tâm thành phố, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, thể thao của người dân thành phố và khu vực lân cận. Là địa điểm tham quan du lịch, tìm hiểu và bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh Quảng Ngãi, kết hợp hài hòa với không gian Trung tâm hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi: Cần lấy ý kiến rộng rãi việc phục dựng tháp Chăm trên núi Thiên Bút
Núi Thiên Bút nằm ở trung tâm thành phố Quảng Ngãi.

Mục tiêu của Đồ án là nhằm cụ thể hóa đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quảng Ngãi đến năm 2040 và điều chỉnh đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Đô thị trung tâm thành phố Quảng Ngãi, hình thành không gian công viên cây xanh tại đô thị trung tâm phía Nam, góp phần nâng cao giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc cảnh quan cho thành phố. Đây là cơ sở pháp lý cho việc lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư, thu hút đầu tư, góp phần hướng đến tiêu chí đô thị loại I cho thành phố Quảng Ngãi.

Theo ý tưởng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực Công viên Thiên Bút được đơn vị tư vấn đưa ra, toàn bộ khu vực quy hoạch được chia làm 3 phần, gồm: Chân núi, thân núi và đỉnh núi.

Trong đó, phần chân núi bố trí lối vào chính gắn với nhà đón tiếp, Quảng trường chính, là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa lịch sử; bố trí 2 hồ nước lớn, vừa tạo cảnh quan, điều tiết vi khí hậu, vừa là hồ chứa nước, điều tiết nước cho khu vực trong mùa mưa, lũ; hình thành không gian Thư viện xanh - vườn tri thức; vườn tượng, vườn thực vật và khu vực bãi đỗ xe tập trung; bố trí cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ thành Phố Quảng Ngãi và khu vực hai bên nghĩa trang; tổ chức không gian thờ viếng, cảnh quan sân vườn quanh gốc đa cổ thụ…

Quảng Ngãi: Cần lấy ý kiến rộng rãi việc phục dựng tháp Chăm trên núi Thiên Bút
Ý tưởng quy hoạch khu vực Công viên Thiên Bút được chia làm 3 phần.

Phần thân núi, giữ nguyên cao độ, không san lấp làm thay đổi địa hình khu vực; giữ lại các cây xanh hiện trạng lớn, có giá trị về cảnh quan tại khu vực, các loại cây do doanh nghiệp đã trồng trước đây và chọn thêm một loại cây ra hoa trồng xen kẽ.

Riêng phần đỉnh núi Thiên Bút, đơn vị tư vấn đề xuất 2 phương án. Trong đó, phương án 1 là phục chế nguyên trạng tháp Chăm trên bình đồ móng tháp hiện hữu và bảo tồn tại chỗ; giữ nguyên cao độ đỉnh núi, không san lấp làm thay đổi địa hình khu vực. Đồng thời, tổ chức không gian cảnh quan xung quanh, giữ lại các cây bóng mát có giá trị về cảnh quan, trồng thêm cây xanh tạo bóng mát, cảnh quan. Phương án 2 là sẽ xây dựng công trình mới để bảo vệ, che chắn bình đồ móng tháp, là nơi trưng bày các cổ vật khai quật có giá trị, là nơi nghỉ chân cho du khách trên đỉnh núi.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh nhấn mạnh, việc quy hoạch Công viên Thiên Bút là một trong những nội dung cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX về đẩy mạnh phát triển du lịch. Quảng Ngãi có “3 Thiên” là Thiên Ấn, Thiên Bút và Thiên Mã.

Ông Minh cho rằng, lâu nay, Quảng Ngãi mới chỉ khai thác du lịch tâm linh ở núi Thiên Ấn. Hiện tại, khu vực núi Thiên Mã đang được đầu tư rất quy mô và bài bản, khai thác tối đa lợi thế về cảnh quan khu vực… trong tương lai gần, khu vực này sẽ trở thành địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc, thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm viếng, góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà. Do đó, việc lập quy hoạch chi tiết dự án công viên Thiên Bút là hết sức cần thiết, nhằm hiện thực hóa các định hướng, phục vụ nhu cầu phát triển.

Trước ý tưởng mà đơn vị tư vấn đưa ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhận xét, đồ án hiện tại có một số điểm chưa phù hợp, chưa gắn với tổng thể các dự án đã và đang triển khai, cũng như các dự án chuẩn bị triển khai trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

Do đó, người đứng đầu UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu UBND thành phố Quảng Ngãi thực hiện khảo sát, đánh giá toàn bộ hiện trạng sử dụng đất, cũng như các cơ sở đang tồn tại trên diện tích lập quy hoạch. Rà soát toàn bộ các dự án đã và đang triển khai tại khu vực này, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để làm căn cứ tổ chức triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian đến, đảm bảo giải quyết đúng pháp luật, không để thất thoát ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, khi triển khai dự án Công viên Thiên Bút, thành phố Quảng Ngãi chủ động phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu đầu tư đường Phạm Văn Đồng nối dài đến Dự án Công viên bờ Nam sông Trà khúc.

Quảng Ngãi: Cần lấy ý kiến rộng rãi việc phục dựng tháp Chăm trên núi Thiên Bút
Thành phố Quảng Ngãi muốn phục dựng tháp Chăm trên đỉnh núi Thiên Bút.

Cùng với đó là chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh một phần dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi để có quỹ đất mở rộng đường Cao Bá Quát, đảm bảo phục vụ cho dự án Công viên Thiên Bút.

Đích đến của quy hoạch phải xác định rõ, mặt chính của Công viên Thiên Bút là phía Bắc, giáp với trục đường Phạm Văn đồng; đảm bảo duy trì cơ bản nguyên trạng núi Thiên Bút, không được cải tạo lớn. Đồng thời, tính toán kỹ các phương án tổ chức giao thông trong khu vực, ưu tiên các phương thức đi bộ, xe đạp, các phương tiện xe cơ giới chỉ được tập trung tại bãi đỗ xe; tính toán đảm bảo các tuyến giao thông nội khu kết nối với các tuyến giao thông ngoại khu, tránh xung đột.

Quảng Ngãi: Cần lấy ý kiến rộng rãi việc phục dựng tháp Chăm trên núi Thiên Bút
Yêu cầu hạn chế tác động đến hiện trạng núi Thiên Bút được đặt ra.

Đồng thời, tính toán lại các hạng mục đã phân bổ cho phù hợp với điều kiện mặt bằng của dự án; tính toán việc chỉnh trang trồng cây cho phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và đặc điểm lịch sử của núi Thiên Bút, hạn chế phá bỏ các loại cây hiện có.

Trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh yêu cầu UBND thành phố Quảng Ngãi chỉ đạo đơn vị tư vấn tính toán lại, đồng thời lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, đặc biệt là của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà khảo cổ học để quyết định phương án xử lý, phục dựng tháp Chăm tại khu vực đỉnh núi Thiên Bút.

Ngoài ra, yêu cầu đơn vị tư vấn sớm hoàn thiện Đồ án để UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nhằm nghe và cho ý kiến trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi. “Theo quy chế, quy hoạch tỷ lệ 1/500 không phải trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhưng đây là dự án quan trọng, gắn với lịch sử, văn hóa của người Quảng Ngãi và được xã hội rất quan tâm nên cần lấy ý kiến rộng rãi, chắt lọc ý kiến xác đáng, phù hợp, khoa học, có tính khả thi để khi xây dựng công viên Thiên Bút tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân”, Ông Minh nói.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load