Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 25/09/2024 14:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Nam: Hơn 764 tỷ đồng triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024

21:15 | 15/03/2024

(Xây dựng) – Trong năm 2024, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục triển khai 7 dự án thành phần Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững với tổng kinh phí dự kiến hơn 764,5 tỷ đồng.

Quảng Nam: Hơn 764 tỷ đồng triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024
Trong năm 2024, Quảng Nam phấn đấu giảm ít nhất 2.900 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 6%.

Năm 2024, tỉnh Quảng Nam phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ huyện nghèo từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Phấn đấu giảm ít nhất 2.900 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 6% và đạt mục tiêu theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo năm 2024.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2024 hơn 764,5 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí thực hiện chương trình từ năm 2023 về trước được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm 2024 thực hiện). Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 664,8 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng (tỉnh, huyện, xã bằng 15% so với ngân sách Trung ương hỗ trợ) hơn 99,7 tỷ đồng.

UBND tỉnh giao các Sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh và các văn bản liên quan.

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan của cấp tỉnh và các địa phương (cấp huyện, cấp xã) có giải pháp huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Kế hoạch đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

Đảm bảo kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ của Chương trình và đúng quy định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh và các địa phương (cấp huyện, cấp xã), khả năng tham gia của các đối tượng trong thực hiện Chương trình. Quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.

Tăng cường thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án, chính sách, hoạt động khác đang triển khai trên cùng một địa bàn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững.

Việc tổ chức thực hiện Chương trình phải gắn với thực hiện Phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025 ban hành tại Quyết định số 3043/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch và các hoạt động, dự án, chính sách về giảm nghèo.

Hải Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc rất coi trọng phát triển thị trường Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO), Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 21 tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), chiều ngày 23/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp ông Trần Trọng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc.

  • Thái Bình sẽ trở thành một trong những “cứ điểm” lớn trong khu vực về phát triển công nghiệp sản xuất ôtô

    (Xây dựng) – Đó là mục tiêu mong muốn của lãnh đạo tỉnh Thái Bình được chia sẻ tại buổi làm việc ngày 24/9 với đại diện Tập đoàn Geely Auto và Công ty Cổ phần Tasco - liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô với tổng mức đầu tư gần 170 triệu USD tại Khu công nghiệp Tiền Hải.

  • Thái Nguyên và tầm nhìn phát triển 2050 gắn với du lịch bền vững

    (Xây dựng) - Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này sẽ đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế, gắn với du lịch bền vững.

  • Đề xuất Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.

  • Gói thầu tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng?

    (Xây dựng) - Đơn vị ông Nguyễn Trung Tấn (Tuyên Quang) đang chuẩn bị thực hiện gói thầu tư vấn có giá trị dưới 50 triệu đồng thuộc dự án đầu tư công (dự án nhóm C đang ở giai đoạn thực hiện đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển và không phải dự án khẩn cấp).

  • Bắc Ninh và Hàn Quốc thắt chặt quan hệ hợp tác

    (Xây dựng) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Kim Ghee Hwan, Chủ tịch Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) vào trưa ngày 24/9, khẳng định mối quan hệ đối tác đặc biệt giữa hai quốc gia và mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load