Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 22:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Quảng Bình: Ổn định lại ngành Du lịch trong bối cảnh mới

21:37 | 29/04/2020

(Xây dựng) - Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Du lịch. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Bình và Sở Du lịch địa phương đang xây dựng kế hoạch mới để phát triển ngành Du lịch tỉnh nhà trong bối cảnh hiện thời.

quang binh on dinh lai nganh du lich trong boi canh moi
Nhiều sản phẩm du lịch ở Quảng Bình sẽ được giảm giá sâu trong đợt này.

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành buộc phải hoạt động cầm chừng, hàng nghìn người lao động phải tạm nghỉ không lương.

Ước tính hết quý I/2020, lượng khách du lịch đến Quảng Bình giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng hành khách, hàng hóa, phương tiện hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh giảm sâu, nhiều tuyến cố định liên tỉnh đã phải tạm ngừng hoạt động. Dịch Covid-19 làm ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và luân chuyển hàng hóa, đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ảnh hưởng mạnh đến tâm lý, thu nhập và đời sống nhân dân. Dự kiến đến hết tháng 4/2020, số thu ngân sách toàn tỉnh ước thực hiện chỉ đạt 1.750 tỷ đồng, chiếm 32% dự toán địa phương giao.

Trên cơ sở đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Du lịch đã chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức mở cửa đón khách trở lại đối với các khu, điểm tham quan du lịch, tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo quy định với quy mô và cách làm phù hợp với tình hình mới.

Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh đã mở cửa phục vụ khách du lịch từ ngày 26/4/2020 và triển khai nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách.

Cùng đó, UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực du lịch theo chủ trương của Chính phủ như hỗ trợ giá điện, vay vốn ngân hàng, các chính sách về thuế, tiền sử dụng đất nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người lao động tổ chức các hoạt động trở lại.

Ông Hồ An Phong - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết: Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh, trong thời kỳ các nước chưa công bố hết dịch bệnh, Việt Nam chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế, Sở Du lịch tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thay đổi cơ cấu thị trường khách, chuyển các sản phẩm phục vụ khách quốc tế sang phục vụ khách nội địa. Để thực hiện được điều đó, Sở Du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị triển khai một chương trình kích cầu du lịch với mức ưu đãi lớn cho thị trường khách du lịch nội địa.

Cụ thể, Sở Du lịch báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giảm giá dịch vụ môi trường rừng đồng thời trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về giảm phí tham quan các khu, điểm tham quan, sản phẩm du lịch. Nếu chủ trương được ban hành, đây là cơ sở để giảm sâu giá các dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Như vậy, khách du lịch nội địa có cơ hội để tiếp cận các sản phẩm du lịch cao cấp, trong đó có chương trình chinh phục Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất thế giới.

Trước đó, tại hội nghị bàn giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 ngày 23/4/2020, ông Trần Công Thuật - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nêu quan điểm: Yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai ngay nhiệm vụ tại Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, mục tiêu là sớm ổn định phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đặc biệt là du lịch…

Nhất Linh - Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Những lễ hội tâm linh độc đáo chỉ có tại Tây Ninh

    (Xây dựng) - Được mệnh danh là miền đất hành hương với đời sống tín ngưỡng đặc trưng, Tây Ninh có rất nhiều lễ hội độc đáo diễn ra quanh năm, trong đó núi Bà Đen và Toà Thánh Cao Đài là 2 “thánh địa” của các lễ hội tâm linh không giống bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam.

  • Hà Nam: Đẩy mạnh chuyển đổi số để thu hút khách du lịch

    (Xây dựng) - Trong thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực du lịch, nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền. Việc thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp quảng bá hình ảnh hấp dẫn của Hà Nam đến du khách, từ đó thu hút thêm lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.

  • Kiên Giang: Dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

    (Xây dựng) - Thông tin từ Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, đến nay Kiên Giang đã thu hút 317 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD. Đây là tỉnh dẫn đầu thu hút đầu tư du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

    (Xây dựng) - Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 8 - 10/11.

  • Lai Châu mùa vàng

    (Xây dựng) - Du khách đến Lai Châu dịp tháng 10 hàng năm sẽ quên lối về bởi đây là thời điểm nhiều địa phương của Lai Châu khoác lên mình chiếc áo vàng óng của lúa chín. Một Lai Châu đẹp như tranh vẽ, quyễn rũ bởi những thuở ruộng bậc thang vàng ruộm.

  • Truyền thông Úc: Phú Quốc là điểm đến mới cho du lịch và sự kiện

    (Xây dựng) - Tờ Micenet của Úc nhận định đảo Phú Quốc đang nổi lên như một điểm đến lý tưởng cho du lịch MICE, ngày càng thu hút cộng đồng quốc tế nhờ nhiều trải nghiệm đa dạng và cơ sở hạ tầng đẳng cấp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load