Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 23:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Bình: Hỗ trợ người dân có điều kiện tái sản xuất sau lũ lụt

14:56 | 23/12/2020

(Xây dựng) - Trước việc nhiều người nghèo ở địa phương mất trắng tài sản sau mưa lũ, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng khảo sát, nắm bắt nhu cầu và kịp thời triển khai gói vay ưu đãi, tạo điều kiện cho hộ nghèo có thêm thuận lợi để tái sản xuất.

quang binh ho tro nguoi dan co dieu kien tai san xuat sau lu lut
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội cho khách hàng vay vốn bổ sung sau lũ lụt để tái sản xuất.

Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến gần hết quý IV/2020, tổng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn toàn tỉnh của đơn vị đạt 515 tỷ đồng, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt hơn 3.490 tỷ đồng.

Riêng 10 tháng đầu năm 2020, tổng doanh số cho vay đạt 750 tỷ đồng, hơn 15.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Trên thực tế, việc tập trung huy động vốn và giải ngân các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 1.500 lao động; xây dựng gần 11.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 155 căn nhà ở cho các đối tượng chính sách...

Đặc biệt, từ tháng 10/2020, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tập trung ưu tiên mọi nguồn lực phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với đợt mưa lũ lịch sử vừa qua xảy ra trên địa bàn tỉnh, với doanh số cho vay 112 tỷ đồng.

Thực hiện biện pháp khoanh nợ do ảnh hưởng mưa lũ lịch sử vào tháng 10 với 76 món, số tiền hơn 3.950 triệu đồng; cho vay khôi phục sản xuất sau mưa lũ với 2.615 món, số tiền 107.700 triệu đồng.

Hộ gia đình bà Hoàng Thị Thiệp (thôn Thanh Tiến, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa) làm nghề nuôi cá lồng. Trong đợt lũ lụt tháng 10 vừa qua, cá lồng của gia đình bà bị lũ cuốn trôi toàn bộ. Nguồn thu nhập dự kiến sẽ thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán 2021 coi như mất trắng.

Ngay sau lũ lụt xảy ra, gia đình bà có tên trong danh sách bình xét, hỗ trợ vốn vay tái sản xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa.

Bà Thiệp cho biết: Trước nhu cầu bức thiết của gia đình tôi, đầu tháng 11/2020, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho vay bổ sung vốn sau lũ dành cho hộ cận nghèo với số tiền 40 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, chúng tôi tiếp tục duy trì việc nuôi cá. Nhờ đó, việc chăn nuôi sau lũ không bị gián đoạn, yên tâm hơn để làm ăn.

Ông Trần Văn Tài - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình từng chia sẻ: Sau hơn 05 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, có thể khẳng định Chỉ thị này đã thực sự đi vào cuộc sống. Hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập.

Cùng đó, thời gian gần đây, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã nhanh chóng khảo sát, nắm bắt nhu cầu và kịp thời triển khai gói vay ưu đãi, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các khách hàng chính sách có thêm thuận lợi để tái sản xuất sau các đợt mưa lũ. Nhờ vậy, đồng bào vùng lũ lụt có động lực để khắc phục khó khăn, khẩn trương bắt tay vào sản xuất, kinh doanh, sớm ổn định cuộc sống.

Đối với những trường hợp bị thiệt hại lớn thì áp dụng những chính sách, phương án xử lý như khoanh nợ, giãn nợ theo quy định. Phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện nắm bắt tình hình đầu tư cây trồng, vật nuôi của khách hàng để đảm bảo đúng khách hàng được thụ hưởng cũng như nguồn vốn đầu tư đúng mục đích.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đang triển khai tiếp quy trình cho vay trả lương ngừng việc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cho vay chương trình nhà ở xã hội và các chương trình tín dụng khác.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load