Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 18/09/2024 20:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Bình: Các dự án ODA giải ngân chậm

21:25 | 04/11/2020

(Xây dựng) - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cho biết, đến ngày 31/10, các dự án đầu tư công có vốn vay từ ODA đã giải ngân được 173,523 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 35,25% kế hoạch.

quang binh cac du an oda giai ngan cham
Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Ba Đồn đang gặp vướng vì điều chỉnh thiết kế và nhà thầu chính Suez chưa quay lại thi công.

Năm 2020, Quảng Bình được Trung ương giao tổng số vốn vay nước ngoài là 703,538 tỷ đồng để thực hiện 17 dự án ODA. Đến hết tháng 10/2020, các dự án đã thực hiện được tổng khối lượng công việc trị giá 212,998 tỷ đồng và đã giải ngân được 173,523 tỷ đồng, đạt 35,25% kế hoạch vốn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận, việc thực hiện các dự án ODA trên thực tế có những khó khăn như: Thủ tục, chính sách; thủ tục ký thỏa thuận vốn vay lại; đền bù giải phóng mặt bằng, chồng lấn mặt bằng thi công…

Ông Võ Hồng Quân - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cho biết: So với thời điểm cuối tháng 7/2020, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài cho các dự án ODA chỉ đạt 12,74% kế hoạch, hiện nay đã giải ngân được hơn 35,25% kế hoạch vốn, đây là sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị trong tỉnh. Với những khó khăn đang gặp phải, năm 2020, tỉnh sẽ phấn đấu giải ngân được 70% tổng số vốn Trung ương giao. Như vậy, tổng số vốn dự kiến không thể giải ngân được trong năm 2020 cho các dự án ODA là 231,350 tỷ đồng.

Theo lý giải của Kho bạc Nhà nước tỉnh, các dự án vay vốn ODA giải ngân chậm ngoài lý do quy trình thanh toán vốn nước ngoài phải qua nhiều cơ quan kiểm soát làm mất nhiều thời gian thì mỗi dự án sẽ phải theo một quy định riêng, nếu chủ đầu tư không đủ năng lực sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân dự án.

Một số dự án đang thực hiện thủ tục đàm phán, ký kết hiệp định vốn và ký thỏa thuận vay lại của các dự án ODA có cấu phần vay lại kéo dài, làm các dự án đã được giao vốn nước ngoài nhưng không thể giải ngân được như: Dự án hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng giai đoạn 2…

Một số dự án ODA tiêu biểu đang gặp vướng do giải phóng mặt bằng hay chồng lấn diện tích như Dự án Môi trường bền vững thành phố Đồng Hới và Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới.

Với số vốn không giải ngân được trong năm 2020 là 231,350 tỷ đồng, UBND tỉnh Quảng Bình dự kiến điều chuyển cho các dự án khác nếu hoàn thành thủ tục điều chỉnh, bổ sung tại các bộ, ngành Trung ương với số tiền 24,107 tỷ đồng; số tiền còn lại 207,243 tỷ đồng, tỉnh Quảng Bình sẽ hoàn trả ngân sách.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Với cam kết luôn lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

  • Bộ Công Thương: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3), chiều 18/9 tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

  • Bài 3: Điều kiện cần và điều kiện đủ

    (Xây dựng) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và dần hoàn thiện thể chế đã tạo lực đẩy cần thiết cho cỗ xe phát triển xanh của Việt Nam, tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần để tạo nguồn lực cho “cỗ xe” tín dụng xanh bước vào vạch xuất phát, nhưng để cỗ xe đó tăng tốc, tín dụng xanh mới là điều kiện đủ để cụ thể hoá những cam kết của Việt Nam trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  • Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024 sắp diễn ra

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) kết hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quy tụ hơn 150 doanh nghiệp tham gia.

  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa tỉnh Thái Bình và Kyushu, Nhật Bản

    (Xây dựng) - Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Kinh tế Quốc tế Kyushu, Liên đoàn Kinh tế Kyushu (Nhật Bản). Lãnh đạo tỉnh bày tỏ mong muốn sau buổi làm việc này, hai bên sẽ có sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới.

  • Bến Tre: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Ngày 16/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã có buổi báo cáo chuyên đề về “Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load