Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 22:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Pin mặt trời hết hạn có hại không và tái chế như thế nào?

20:51 | 23/11/2020

(Xây dựng) – Nhiều người đang lo ngại các tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng được thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm trầm trọng. Nhưng sự thật là pin mặt trời hết hạn sẽ gây ô nhiễm ra sao và có thể tái chế như thế nào?

pin mat troi het han co hai khong va tai che nhu the nao
Tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn chứa rất ít các chất độc hại với môi trường.

Pin mặt trời hết hạn độc hại như thế nào?

Hiện nay, các tấm pin năng lượng mặt trời thường có 5 lớp chính, không tính khung nhôm và hộp đấu nối ở bên ngoài. Trong 5 lớp chính chỉ có lớp tế bào quang điện có thể chứa chất gây ô nhiễm môi trường. Những lớp khác đều là những vật liệu thông thường được sử dụng hàng ngày và không có chất độc hại. Thông thường, lớp tế bào quang điện sẽ dày khoảng 0,2mm và chiếm khoảng 6 - 8% khối lượng của tấm pin.

Hiện nay, các hãng sản xuất pin mặt trời trên thế giới chủ yếu sử dụng 2 loại tế bào quang điện silic và tế bào quang điện màng mỏng. Trong đó, tế bào quang điện silic hầu như không chứa chất độc hại, còn tế bào quang điên màng mỏng thường sử dụng một số kim loại nặng và độc hại như cadmium, selenium, tellurium, indium…

Nhưng các chất này khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm như thế nào? Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã thực hiện thí nghiệm trên các tấm pin mặt trời hết hạn tại Mỹ, Đức và Nhật nhằm xác định mức độ rò rỉ chất thải. Kết quả cho thấy, hầu hết chất thải trong pin đều thuộc nhóm rác thải thông thường. Nồng độ kim loại nặng và độc hại rất ít hoặc không có, nồng độ cadmium không quá 0,22mg/lít và chì không quá 11mg/lít.

Kinh nghiệm tái chế pin mặt trời hết hạn

Báo cáo của IEA cho biết, công suất điện mặt trời PV vào năm 2030 sẽ đạt khoảng 1.632GW và tăng lên 4.512GW vào năm 2050.

IEA cũng dự báo 5 nước dẫn đầu thế giới về khối lượng pin năng lượng mặt trời vào năm 2050 sẽ có khoảng 49,3 triệu tấn và chiếm khoảng 85% khối lượng toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với 20 triệu tấn, kế tiếp là Mỹ (10), Nhật (7,5), Ấn Độ (7,5) và Đức (4,3).

Khối lượng pin mặt trời hết hạn thải ra môi trường vào năm 2030 dự kiến đạt khoảng 8 triệu tấn và năm 2050 là khoảng 78 triệu tấn. Tỷ lệ tái chế pin năng lượng mặt trời hiện nay gần như không đáng kể nhưng sẽ dần tăng lên 4% vào năm 2030, khoảng 39% vào năm 2040 và 89% vào năm 2050.

Năm 2018, Tập đoàn Veolia đã xây dựng nhà máy tái chế tấm pin mặt trời đầu tiên tại châu Âu ở Rousset (Pháp) vào năm 2018. Khi đó, công suất tái chế của nhà máy đạt 1.300 tấn/năm, ngang bằng khối lượng tấm pin thải ra trên toàn nước Pháp. Trong thời gian tới, công suất của nhà máy dự kiến sẽ tăng lên 4000 tấn/năm vào 2022 và tiến tới mục tiêu tái chế pin mặt trời cho khu vực châu Âu.

Về công nghệ tái chế, thành phần của pin mặt trời loại silic sẽ được tái sử dụng nhiều hơn, bao gồm 95% phần kính, 100% kim loại, 80% module và 85% silicon. Trong khi đó, pin mặt trời loại màng mỏng chỉ có thể tái chế khoảng 95% chất bán dẫn và 90% kính.

pin mat troi het han co hai khong va tai che nhu the nao
Phần lớn các nước trên thế giới đều chưa có cơ chế, chính sách để tái chế tấm pin mặt trời hết hạn.

Tại Việt Nam, công suất điện mặt trời năm 2019 đạt khoảng 6,74GW. Dự thảo của Quy hoạch Điện VIII dự báo công suất sẽ tăng lên 18,89GW vào năm 2030 và khoảng 53GW vào năm 2045. Nếu các dự báo này chính xác thì khối lượng chất thải của pin mặt trời tại Việt Nam vào năm 2035 ước tính đạt 404 nghìn tấn và khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045.

Nhưng điều đáng nói là không chỉ Việt Nam mà ngay cả những nước dẫn đầu thế giới về năng lượng mặt trời cũng chưa có cơ chế, chính sách về tái chế, trừ một số nước thuộc Liên minh châu Âu. Nguyên nhân có thể là các nước nhận định vấn đề rác thải từ pin mặt trời chưa cấp bách.

Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, các nước cần sớm nghiên cứu về cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và xử lý rác thải từ các tấm pin mặt trời. Việt Nam cũng không nằm ngoài dù khối lượng chất thải từ pin mặt trời ở nước ta khá nhỏ so với các nước dẫn đầu trên thế giới. Thậm chí, nếu nhìn từ góc độ kinh tế thì đây còn là cơ hội để các nước phát triển ngành công nghiệp tái chế tấm pin mặt trời trong tương lai.

Dịch Phong (Ảnh: Internet)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển hạ tầng thương mại biên giới, chợ biên giới Lai Châu

    (Xây dựng) - Nhận thức được tiềm năng và nhiều lợi thế lớn tới từ vị trí địa lý, tỉnh Lai Châu đã và đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nhằm phát huy tối đa các lợi thế mà kinh tế cửa khẩu đem lại cho địa phương.

  • Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Nga đề xuất khảo sát đầu tư dự án điện gió

    (Xây dựng) - Công ty TNHH NovaWind Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Rosatom Renewable Energy – doanh nghiệp hàng đầu trong năng lượng điện gió tại Nga vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh và mong muốn được tạo điều kiện để nghiên cứu khảo sát, thiết kế xây dựng dự án điện gió phù hợp trên địa bàn.

  • Quảng Nam: Xem xét đề nghị điều chỉnh dự án của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6847 về việc điều chỉnh dự án khai thác vàng Phước Sơn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đề nghị điều chỉnh Dự án vàng Phước Sơn của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn theo đúng quy định.

  • Hà Tĩnh: Điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch vùng nông thôn

    (Xây dựng) - Thông tin từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 2303/QĐ-UBND điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt do đơn vị cung ứng cho người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  • Quảng Nam: Xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể các quy định pháp lý hiện hành và tình hình thực tiễn về nội dung đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort.

  • Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, tại thành phố Osaka, Nhật Bản, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và giao lưu với Tập đoàn Yumoto Electric. Ông Yumoto Hidetsu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Yumoto Electric; Ông Fukumori Toyoki, Giám đốc kinh doanh, đại diện Tập đoàn Yumoto Electric tại Việt Nam tiếp đoàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load