Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 03:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng

14:58 | 31/01/2023

(Xây dựng) - Ngày 30/1 (tức Mùng 9 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), UBND huyện Tuy An phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên tổ chức Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng tranh cúp PTP để chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023) và mừng Xuân Quý Mão 2023.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng được tổ chức vào ngày Mùng 9 tháng Giêng hàng năm.

Về tham dự Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng tranh cúp PTP, Xuân Quý Mão 2023, gồm có 4 đơn vị thuộc các xã An Thọ - An Lĩnh – An Hiệp – An Xuân của huyện Tuy An, với 32 ngựa đua cùng kỵ sỹ đọ sức, tranh tài. Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng được tổ chức có sự tài trợ của Công ty TNHH MTV Bảo Châu Phú Yên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và Công ty Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn.

Đến hẹn lại lên, vào ngày Mùng 9 tháng Giêng, mọi người lại rủ nhau lên Gò Thì Thùng tại xã An Xuân, huyện Tuy An để xem đua ngựa. Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là hoạt động văn hoá đặc sắc, độc nhất vô nhị không chỉ của tỉnh Phú Yên mà còn của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Kiểm tra yên ngựa trước khi vào cuộc đua.

Gò Thì Thùng nằm cách trung tâm thị trấn Chí Thạnh của huyện Tuy An về hướng Tây 15km, cao nguyên Gò Thì Thùng thuộc xã An Xuân có độ cao khoảng 400m so với mực nước biển, quanh năm khí hậu mát mẻ, cây xanh trái ngọt hiền hòa. Gò Thì Thùng còn nổi tiếng với hệ thống địa đạo dài 1948m, là căn cứ cách mạng với nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân ta, cũng là một trong những công trình ghi dấu sự quả cảm, mưu lược của quân và dân Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Gò Thì Thùng bắt đầu xây dựng vào tháng 5/1964 và hoàn thành vào tháng 8/1965, địa đạo Gò Thì Thùng nối với vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Phú Yên bởi các xã Sơn Long, Sơn Định. Sau khi hoàn thành, địa đạo Gò Thì Thùng đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt. Đặc biệt, với trận địa liên hoàn bao gồm hầm chông, cọc nhọn, giao thông hào, địa đạo Gò Thì Thùng đã giúp quân dân ta bẻ gãy kế hoạch “năm mũi tên” trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 của Mỹ đánh vào đồng bằng Khu 5. Địa đạo Gò Thì Thùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 3/2/2009.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên tham dự Ngày hội.

Trong những ngày đầu năm mới, Gò Thì Thùng chính là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Nhiều người đến với đây không chỉ để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của miền Tây Phú Yên mà còn thưởng lãm nét văn hóa độc đáo với Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Ngựa cùng kỵ sỹ vào vạch xuất phát.

Điều thú vị nhất của Ngày hội, tham gia cuộc đua phần lớn là ngựa cái, chuyên thồ nông sản và kỵ sỹ chính là những nông dân, chủ nhân của những con ngựa ấy. Chính tinh thần thượng võ của những kỵ sỹ ngựa thồ mà năm nào cũng tạo ra không khí trường đua vô cùng sôi động và hấp dẫn. Vì vậy với người dân Phú Yên, Ngày hội đua ngựa Gò Thì Thùng không chỉ mang ý nghĩa nêu cao tinh thần thượng võ, mà còn là nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của vùng đất Phú Yên.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Cuộc đua tranh tài đầy hấp dẫn, sôi động.

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng tranh cúp PTP Xuân Quý Mão 2023 có sự tham gia của 32 ngựa đua cùng 32 kỵ sỹ. Trong đó xã An Hiệp có 10 ngựa đua; xã An Thọ có 8 ngựa đua; xã An Xuân có 8 ngựa đua và xã An Lĩnh có 6 ngựa đua. 32 ngựa đua lần lượt tranh tài ở vòng loại với 8 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua, sau đó chọn ra 8 ngựa đua về nhất ở 8 vòng bước vào bán kết với 2 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua. 4 ngựa đua ở vị trí Nhất và Nhì của 2 vòng bán kết bước vào tranh tài ở trận Chung kết để tìm ra kỵ mã ở vị trí Nhất, Nhì và đồng giải Ba.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Đông đảo khan giả cổ vũ cuộc đua góp phần tạo không khí sôi động cho Ngày hội.

Kết quả cuộc đua: Kỵ sỹ Lê Thành Trung (xã An Hiệp) cùng ngựa số 23 về Nhất; kỵ sỹ Lê Văn Thu (xã An Hiệp) cùng ngựa số 28 về Nhì; kỵ sỹ Thái Văn Phát (xã An Thọ) cùng ngựa số 4 về Ba.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

    (Xây dựng) – Đêm Bán kết (14/9) và Chung kết (21/9) Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Hải Phòng.

    11:10 | 04/09/2024
  • Trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế” trên vùng đất võ Bình Định

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức, tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn đã diễn ra chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”.

    09:04 | 03/09/2024
  • Lễ khánh thành Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại Sở Chỉ huy Quân khu 7, với tổng diện tích khuôn viên 2.150 mét vuông. Tượng Bác Hồ được đúc bằng đồng đỏ nguyên chất cao 7,9 mét; trọng lượng gần 15 tấn.

    18:33 | 02/09/2024
  • Hành trình về miền di sản Bắc Ninh dịp Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) – Nhân dịp Quốc khánh 2/9, nhiều người đã chọn rời xa thành phố xô bồ để về Bắc Ninh - vùng đất di sản yên bình gần Hà Nội, khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo và tận hưởng những giây phút thư thái.

    14:18 | 02/09/2024
  • Bình Định: Tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung

    (Xây dựng) – Sáng 1/9 (nhằm ngày 29/7 âm lịch), tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 232 năm Ngày mất của ông (1792 - 2024).

    20:23 | 01/09/2024
  • Kéo co bằng tre Hữu Chấp: Di sản văn hóa thế giới giữa lòng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Lễ hội kéo co bằng tre Hữu Chấp - một nét văn hóa độc đáo của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để cộng đồng gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống quý báu thông qua việc sử dụng cây tre làm dây kéo - biểu tượng của làng quê Việt Nam.

    15:55 | 01/09/2024
  • Hạ Long: Tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, 30 năm Ngày vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần đầu là Di sản thiên nhiên thế giới… thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024.

    15:31 | 01/09/2024
  • Dinh thự gần 20.000m2 từng là nơi ở của 53 đời chúa đảo

    Dinh Chúa Đảo mang kiến trúc truyền thống của Pháp, bên trong vẫn giữ được nhiều hiện vật ngày xưa như các bộ bàn ghế, giường, kệ,...

    08:59 | 01/09/2024
  • Hải Phòng: Triển lãm hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9”

    (Xây dựng) - Từ ngày 29/8 đến ngày 7/9, Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh thành phố Hải Phòng tổ chức Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9” nhân Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9.

    20:41 | 31/08/2024
  • Những di tích đặc biệt ngay giữa lòng Hà Nội

    “Hà Nội 36 phố phường” với vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại đã gieo lại nỗi nhớ nhung trong trái tim biết bao du khách. Cùng với quá trình đô thị hóa không ngừng diễn ra, ngay trong lòng Thủ đô vẫn còn đó nhiều di tích cổ xưa như những ngôi chùa, đền,... thu hút nhiều khách trong và ngoài nước ghé thăm.

    10:23 | 31/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load