Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 08:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Phú Thọ: Lợi dụng giấy phép san hạ cốt nền để bán đất "trục lợi"?

16:15 | 19/05/2023

(Xây dựng) – Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xảy ra tình trạng lợi dụng “núp bóng” giấy phép san hạ cốt nền, để bán tài nguyên nhằm trục lợi cá nhân gây thất thoát ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường.

Phú Thọ: Lợi dụng giấy phép san hạ cốt nền để bán đất
Hàng đoàn xe trọng tải lới nối đuôi nhau vận chuyển đất vào nhà máy gạch của Công ty Cổ phần Gốm sứ Haceco (khu phố Ẻn, xã Mạn Lạn).

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 28/4, UBND huyện Thanh Ba (Phú Thọ) có Văn bản số 728/UBND-TNMT về việc chấp thuận phương án thi công san gạt, hạ cốt nền đối với đất ở, đất vườn. Văn bản này đồng ý cho bà Cao Thị Hồng và Công ty TNHH Thương mại Hoàng Quân VINA được phép san hạ cốt nền đối với diện tích 955m2 ở khu 1, xã Đại An. Khối lượng san hạ 3.121,8m3, lượng đất dư thừa vận chuyển đổ thải vào thửa đất số 118, tờ bản đồ 20 của hộ bà Lê Thị Nhật (khu 1, xã Đại An); thửa đất số 133, tờ bản đồ số 15 của hộ ông Nguyễn Công Hiến (khu 7, xã Đại An); thửa đất số 90, tờ bản đồ số 44 của hộ ông Dương Văn Luận (khu 3, xã Đại An) và thửa đất số 380, tờ bản đồ số 5 của hộ ông Đào Thanh Thiên (khu Hoàng Xá, xã Mạn Nạn).

Tuy nhiên thực tế, ngày 16/5, hàng chục chiếc xe ben với trọng tải lớn rầm rộ chở đất chạy thẳng ra Dự án kè suối tại khu 4, thị trấn Thanh Ba và đi vào nhà máy gạch của Công ty Cổ phần Gốm sứ Haceco (khu phố Ẻn, xã Mạn Lạn). Việc này không đúng theo giấy chấp thuận phương án thi công số 728/UBND-TNMT do huyện Thanh Ba cấp.

Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Xuân Hiển - Chủ tịch UBND xã Đại An cho biết: “Việc vận chuyển đất Công an kinh tế huyện nắm hết, số đất dư thừa dùng để san lấp ở một số hộ dân xã Đại An nếu chuyển ra ngoài là sai và xã cũng không nắm được sai phạm này”.

Ngày 30/3, UBND huyện Tam Nông có Văn bản số 616/UBND-TNMT về việc chấp thuận cho ông Phan Đình Sinh (trú tại khu 9, xã Thọ Văn) được cải tạo, hạ cốt nền, san gạt mặt bằng đất trồng cây lâu năm để phát triển kinh tế tại khu 9. Theo văn bản này, vị trí cải tạo là thửa đất số 20 tại tờ bản đồ số 23, tổng diện tích 7.465,2m2, diện tích xin cải tạo là 2.355,5m2, khối lượng đất dư thừa 9.552m3. Khối lượng đất thừa sau cải tạo, ông Phan Đình Sinh, đại diện chủ dự án sẽ hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư Đại Thịnh Khôi (xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ) để san lấp các công trình đấu giá quyền sử dụng đất và làm đường theo quy định. Thời hạn tiến hành cải tạo là 3 tháng kể từ ngày được chấp thuận.

“Trong quá trình cải tạo, thi công vận chuyển đất đá thừa các xe phải chở đúng trọng tải của xe, áp dụng các biện pháp như: Che, chắn bạt khu vực cải tạo đất, làm sạch xe trước khi tham gia giao thông, không được làm rơi vãi đất ra đường. Không được cải tạo, hạ cốt, vận chuyển đất trong điều kiện trời mưa. Khi vận chuyển trong điều kiện nắng ráo phải thu doạn đất bùn rơi vãi ra đường, tưới nước giảm bụi đảm bảo an toàn giao thông và môi trường…”, văn bản nêu rõ.

Tuy nhiên, nhiều ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5 phóng viên ghi nhận thực tế, hai chiếc máy xúc cỡ lớn hoạt động, cùng cả chục chiếc xe ôtô trọng tải lớn nối đuôi chở đất. Khu vực cải tạo đất không hề được che chắn mặc dù gần nhà dân. Phóng viên nhận thấy địa điểm đổ đất không chỉ ở địa bàn huyện Tam Nông mà vận chuyện cả sang huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Dù đã có yêu cầu không được thực hiện san gạt, vận chuyển vào ngày mưa, nhưng thực tế ngày 25/4, trời có mưa nhưng mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường.

Phú Thọ: Lợi dụng giấy phép san hạ cốt nền để bán đất
Hai chiếc máy xúc cỡ lớn hoạt động hết công suất cùng cả chục ôtô nối đuôi nhau chở đất đổ trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao.

“Không chỉ ô nhiễm, bụi bẩn, xe trọng tải lớn chạy khiến đường liên xã bị nứt gãy, sụt lún hết. Không biết ai sẽ là người chịu trách nhiệm làm lại đây?”, bà P. T. H. (khu 9, Thọ Văn) băn khoăn.

Cũng theo người dân nơi đây, việc đơn vị vận chuyển gây ô nhiễm, đường hỏng, người dân đã phản ánh lên xã, lên huyện rồi nhưng hoạt động san gạt, vận chuyển đất vẫn diễn ra khiến họ ngán ngẩm.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Đồng – Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Văn cho biết: “Xã có nhận được phản ánh của người dân về việc gây ô nhiễm và hỏng đường. Việc người dân phản ánh là đúng, xã cũng đã phối hợp với huyện xuống kiểm tra. Ngày 26/4, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị xuống làm việc nhưng đơn vị này không phối hợp. Xã đã yêu cầu đơn vị khi thực hiện vận chuyển đất phải đặt cọc tiền số tiền 100 triệu đồng, nhưng đến nay (ngày 17/5) đơn vị mới nộp 20 triệu đồng để sau khi vận chuyển đất xong, nếu đường hỏng sẽ sửa lại”.

Phùng Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load