Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 04:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị

22:33 | 16/04/2024

(Xây dựng) - Hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành đô thị loại II, thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí theo đô thị quy định.

Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị
Một góc đô thị Phúc Yên.

Đi vào hoạt động từ năm 1992, đến nay, nhiều hạng mục chợ Phúc Yên đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà chợ chính bị dột khi trời mưa lớn, hệ thống dây điện chằng chịt, cũ kỹ, cùng nhiều gian hàng kinh doanh tạm bợ, nhỏ hẹp... không đảm bảo phòng chống cháy nổ cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm... Trước thực trạng đó, UBND thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chợ trung tâm Phúc Yên tại phường Trưng Trắc với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị theo Đề án phát triển thành phố Phúc Yên giai đoạn 2020 - 2030, định hướng đến năm 2045 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 25/7/2022, thành phố sẽ triển khai 36 dự án với tổng mức đầu tư hơn 10.600 tỷ đồng.

Hiện, UBND thành phố đã triển khai phê duyệt 8 dự án với tổng mức đầu tư hơn 2.550 tỷ đồng, trong đó, một số dự án đang thi công như đầu tư xây dựng phát triển đô thị phường Phúc Thắng đoạn từ ĐT.301 nối ra đường Nguyễn Tất Thành, đường tránh Xuân Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh...

Bên cạnh đó, UBND thành phố Phúc Yên cũng triển khai phê duyệt 5 dự án đầu tư xây dựng công viên, cây xanh, vườn hoa với tổng mức đầu tư 195 tỷ đồng và hiện đang triển khai thi công dự án công viên, cây xanh gần sân vận động thành phố.

Từng bước nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, UBND thành phố Phúc Yên đã triển khai phê duyệt 2 dự án với tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng và đang thi công dự án "Kè hồ và đường dạo xung quanh hồ Đại Lải, xã Ngọc Thanh".

Đối với dự án Trung tâm Y tế thành phố Phúc Yên (giai đoạn 2), do được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, UBND thành phố đang tổ chức triển khai thi tuyển kiến trúc.

Thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII và Đề án phát triển giáo dục Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND thành phố đã phê duyệt dự án Xây dựng Trường THCS Phúc Yên chất lượng cao với tổng mức đầu tư 248 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ 200 tỷ đồng) và dự án Xây dựng không gian đọc sách, học tập và rèn luyện cho các trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố với tổng mức đầu tư 20,1 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%).

Hiện, nhu cầu đầu tư của thành phố rất lớn, song do nguồn kinh phí hạn chế nên việc triển khai nhiều dự án còn chậm tiến độ đề ra. Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa, nguồn đấu giá quyền sử dụng đất cần nhiều thủ tục, thời gian để thực hiện và lựa chọn nhà đầu tư.

Để sớm hoàn thành mục tiêu đưa Phúc Yên trở thành đô thị loại II, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả các quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị.

Đồng thời đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; chú trọng thu hút, phát triển doanh nghiệp lớn, có uy tín, năng lực và sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, không ảnh hưởng đến môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút, khai thác, huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các công trình lớn, hiện đại; xây dựng Trung tâm hành chính mới của thành phố tại xã Cao Minh theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị. Từng bước cải cách bộ máy nhà nước ở đô thị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị...

Văn Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load