Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 01:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu

11:39 | 27/01/2021

(Xây dựng) – Trước những hiểm họa về biến đổi khí hậu và đô thị hóa, các giải pháp tằng cường khả năng chống chịu cho đô thị Việt Nam đã được xây dựng theo hướng phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.

phong ngua va giam thieu rui ro trong boi canh do thi hoa nhanh va bien doi khi hau
Ngập lụt tại Sơn La do ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đô thị hóa

Biến đổi khí hậu đang trở nên khắc nghiệt, gây ra hàng loạt các hiện tượng thiên tai cực đoan. Năm 2020, Việt Nam hứng chịu trực tiếp 7 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới vào tháng 10. Ngoài ra còn có mưa đá, sạt lở đất, triều cường, lũ lụt…làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, không chỉ có biến đổi khí hậu mới gây ra hiểm họa về thiên tai. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, quá trình đô thị hóa quá nhanh cũng là một nguyên nhân gây ra thiên tai. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh với tỉ lệ khoảng 40%. Điều này gây ra sự quá tải về giao thông, y tế, môi trường, giáo dục, hạ tầng đô thị. Đô thị hóa dẫn đến quá trình bê tông hóa, san lấp bê tông quá mức, giảm diện tích bề mặt thấm và trữ nước tự nhiên, quá tải hệ thống thoát nước và xử lý rác thải; gây sụt lún đất và làm tăng mức ngập tại các vùng trũng thấp.

Cụ thể, tại Sơn La, quá trình đô thị hóa từ năm 2000 đến năm 2020 có nhiều chuyển biến. Dân cư đô thị tăng 131,5%, đất ở 247%, đất chuyên dụng 148,5%, đất cây xanh 901,4%, trong khi đó, đất nông nghiệp và đất mặt nước lại có xu hướng giảm mạnh, đất nông nghiệp giảm 93,8%, đất mặt nước giảm 27,9%. Bên cạnh biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những hiểm họa về thiên tai.

Tại tỉnh Sơn La, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên với 12 trận lũ lụt lớn trong vòng 30 năm qua, gây ngập lụt toàn bộ khu vực trung tâm thành phố dọc theo dòng suối Nậm La trong nhiều ngày. Lượng mưa một ngày và lượng mưa trung bình có xu thế tăng và có diễn biến cực đoan.

Hiểm họa về thiên tai đã gây thiệt hại trực tiếp về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, cây cối, hoa màu; đình trệ hoạt động kinh doanh, sản xuất; các vấn đề về vệ sinh, môi trường, sức khỏe người dân.

Diện tích đất nông nghiệp và đất mặt nước giảm đã khiến cho hệ thống thoát nước bị quá tải, giảm khả năng lưu trữ, thoát nước tự nhiên. Ngoài ra, tình trạng xâm lấn, thu hẹp dòng chảy, xả rác và nước thải vào hệ thống thoát nước do hoạt động xây dựng cũng là yếu tố gây ra ngập lụt.

Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Trước những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu cũng như tốc độ độ thị hóa nhanh, các chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp tăng cường khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam.

TS. Vũ Cảnh Toàn - Viện Chuyển đổi môi trường và Xã hội (ISET) cho biết, cách tiếp cận xây dựng khả năng chống chịu hiện tại của các địa phương chưa hiệu quả, thiếu tính linh hoạt.

Ví dụ như ở tỉnh Sơn La, tỉnh tập trung vào kiểm soát ngập lụt và không có những giải pháp tăng cường khả năng chống chịu lâu dài. Giải pháp chủ yếu dựa trên các thông số cố định và dữ liệu lịch sử, tính dự báo chưa cao khiến cho tình trạng ngập lụt trong đô thị không được giải quyết triệt để.

Theo ông Toàn, cách tiếp cận xây dựng khả năng chống chịu cần có sự đổi mới để có thể giải quyết vấn đề mà các địa phương đang gặp phải. Các địa phương nên có sự phân tích vấn đề một cách toàn diện, có tính hệ thống, tính tới nhiều kịch bán khác nhau và các tính huống bất thường có thể xảy ra, không nên chỉ tính để một kịch bản duy nhất. Thay vì tập trung vào kiểm soát rủi ro, các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu cho đô thị sẽ chủ yếu hướng đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro sao cho thiệt hại luôn ở mức thấp nhất.

Cụ thể, về vấn đề thoát nước đô thị, TS. Vũ Cảnh Toàn cho rằng mưa cực đoan, mưa bất thường xảy ra sẽ có lượng mưa cao hơn thông số thực tế, nếu không có giải pháp phòng ngừa thì tình trạng ngập lụt sẽ kéo dài. Do vậy, theo ông Toàn, không nên chỉ tập trung vào hệ thống tầng cứng thoát nước như cống, kênh bê tông mà nên giải quyết 7 phần lượng mưa cần thoát, 3 phần còn lại áp dụng các giải pháp hạ tầng xanh như hồ điều hòa, tuyến phố, công viên trữ nước tạm thời.

Đồng thời, TS. Trần Văn Giải Phóng, cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ (SECO) cũng đã chỉ ra mô hình ngập lụt cho quy hoạch đô thị. Mô hình này được coi là công cụ phòng ngừa và quản lý rủi ro trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu, tiến hành mô phỏng lũ dựa trên mô hình Mike Flood trên cơ sở tích hợp mô hình 1 chiều trên hệ thống sông Mike. Mô hình ngập lụt đang được thực hiện tại Đà Nẵng để giải quyết tình hình ngập lụt trong đô thị.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nêu thêm một số giải pháp về xây dựng nhà có khả năng chống chịu bão, nhà chống lũ, cảnh báo lũ sớm…Các giải pháp này sẽ góp phần phát triển đô thị dưới tác động của biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh hiện nay.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kon Tum: Đối phó với động đất

    (Xây dựng) - Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.

    19:51 | 18/09/2024
  • Kỳ vọng đột phá từ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu

    (Xây dựng) - Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

    19:50 | 18/09/2024
  • Cách nào xử lý cây xanh ngã đổ do bão lũ?

    (Xây dựng) - Sau bão lũ, hàng loạt cây xanh ở các khu đô thị, làng xóm bị ngã đổ, gãy cành, gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân. Theo lẽ thường, phần lớn số cây xanh này được cắt bỏ, giải phóng giao thông đi lại cho người dân. Nhưng việc cắt bỏ này chưa hợp lý, gây lãng phí. Tôi đề xuất một số ý kiến về việc xử lý cây xanh ngã đổ này.

    19:45 | 18/09/2024
  • Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai quyên góp hơn 600 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại sau bão số 3

    (Xây dựng) - Sau 2 ngày phát động, cán bộ công chức ngành Hải quan tỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 260 triệu đồng gửi đến đồng bào phía Bắc để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

    17:02 | 18/09/2024
  • CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

    15:48 | 18/09/2024
  • Bắc Giang: Phát hiện cung sạt trượt dài 100m trên núi Y Sơn, tỉnh ra công điện hỏa tốc công bố tình huống khẩn cấp

    (Xây dựng) - Qua kiểm tra phát hiện tại vị trí khu vực núi Y Sơn xảy ra sạt trượt, với cung trượt dài khoảng 100m và nhiều vị trí quanh khu vực xuất hiện các vết nứt, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có công điện hỏa tốc công bố tình huống khẩn cấp.

    15:26 | 18/09/2024
  • Yên Bái: Nhiều suất quà hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Sáng 17/9, Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Thương mại Hà Nội, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ thành phố Hải Phòng phối hợp cùng với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái trao tặng cho thành phố Yên Bái 2 tấn gạo, trị giá 42 triệu đồng và 400 suất quà có tổng trị giá 450.000.000 đồng.

    15:03 | 18/09/2024
  • Lộ trình xây dựng Trung tâm điều hành đường bộ cao tốc

    (Xây dựng) - Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình xây dựng Trung tâm quản lý điều hành giao thông tại các tuyến đường bộ cao tốc do Bộ này quản lý giai đoạn đến năm 2025.

    14:41 | 18/09/2024
  • Bài 1: Những “công trình xanh” chưa xếp hạng

    (Xây dựng) - Tây Bắc đẹp như một bức tranh hùng vĩ. Trong trập trùng mây núi, thấp thoáng bản làng người Mông, người Dao; phía dưới thung lũng, gần suối, người Thái chọn làm nơi ở. Bản làng đó có những ngôi nhà người dân tự xây dựng từ vật liệu tự nhiên, mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, phù hợp địa hình, khí hậu, xứng đáng là những “công trình xanh” chưa được xếp hạng.

    13:07 | 18/09/2024
  • Đắk Nông: Sạt, trượt nghiêm trọng ven Quốc lộ 14

    (Xây dựng) - Sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài, đã xảy ra sự cố sạt trượt, sụt lún nghiêm trọng tại Km 877+070 (phía bên trái tuyến) và Km877+300 (bên phải tuyến) ven Quốc lộ 14 đoạn qua dốc Ông Bồ, xã Quảng Tín (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông).

    11:56 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load