Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 14:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phố Dùng

19:12 | 08/07/2021

(Xây dựng) - Dạo ấy cô học năm thứ 3 Đại học, anh chở cô về nhà anh chơi. Anh bảo, nhà anh ở xã “Thanh Dùng”. Sau này cô mới biết huyện Thanh Chương của anh hầu hết các tên xã đều bắt đầu bằng chữ “Thanh” nhưng chẳng có xã nào tên “Thanh Dùng”, chỉ là cách anh gọi thị trấn Dùng nhỏ bé xinh đẹp của anh như vậy, cho vừa vặn với cái xã nhỏ bé, khiêm nhường của quê cô. Thế nhưng, cô lại gọi nơi ấy bằng một cái tên nên thơ hơn nhiều: “Phố Dùng”. Mười mấy năm làm dâu nơi ấy, Phố Dùng trở thành quê hương thứ hai của cô, nơi cô trải qua những năm tháng thanh xuân rực rỡ nhất, có nắng ấm ban mai tinh khôi ấm áp, có mưa giông đì đùng sấm sét, có bao niềm vui vỡ òa hạnh phúc cũng có đắng cay xa xót tận đáy lòng. Nhưng cô biết Phố Dùng là món quà giành tặng cho cuộc đời cô, cuộc đời của một cô gái bề ngoài mong manh, nhàn nhã, dịu dàng mà biết bao gai góc giông bão một mình cô bước qua. Vì thế, cô yêu Phố Dùng, cô yêu món quà số phận tặng ban để mỗi lần buồn hay vui cô trở về ngôi nhà nhỏ ven bờ hồ của phố, nơi có bà, có bố, có mẹ của cô, nơi những yêu thương đong đầy ấm áp - nhà chồng của cô.

pho dung

Ấn tượng về phố Dùng ngày đầu cô đặt chân đến vẫn giữ vẹn nguyên cho đến tận bây giờ. Một thị trấn nhỏ, trung tâm của thị trấn là hai cái hồ rất rộng. Xung quanh hồ trồng những hàng cây xanh mướt mát: Cây Phượng vĩ, cây Bằng lăng tím, cây Liễu, cây Cau… hàng hàng lối lối, mùa này nối mùa kia, cây lớn lên, xanh tươi ôm trùm lấy hai cái hồ rộng lớn, cành lá vươn dài che nắng chắn mưa, đón đưa những cơn gió cho người người ngồi bên ghế đá ngắm hồ, người người đi bộ, đi dạo. Và lúc nào cũng có những đôi tình nhân hẹn hò nhau đâu đó nơi góc nhỏ của bờ hồ. Những năm 2008 - 2012, hồ còn có đầy hoa Súng, hoa Sen, mùa hè thi nhau nở hoa thơm ngát cả một góc thị trấn. Nay thì hoa Sen và Súng không còn, cô vẫn tiếc hùi hụi. Chồng cô bảo rằng hoa Sen rất kiêu kì, vì vô ý mà người dân bỏ xuống đó những thứ rác bẩn khiến Sen không còn mọc nữa. Mấy năm gần đây, thị trấn bắt đầu có những chiến dịch dọn rác, vớt rác cho hồ nên nước hồ lại trở nên trong xanh, sạch sẽ hơn. Nhưng tuyệt nhiên Sen và Súng không còn mọc giữa hồ nữa, mới thấy rằng đời này có những thứ mất đi thật khó lấy lại vẹn nguyên. Hồ về đêm có một vẻ đẹp riêng. Những cửa hàng sáng choang đèn điện soi chiếu mặt hồ long lanh, lấp lánh, nhấp nháy đầy đủ sắc màu lại gợi ra cảm giác phố xá hoa lệ của một thị trấn về đêm.

Mùa hè, người dân thị trấn thường dọn bày ra vô số những dịch vụ ăn uống, chơi vui giữa khoảng sân trống dưới cột đồng hồ. Khoảng sân trống đấy người ta gọi là công viên, nối giữa hai cái hồ lớn. Người lớn trẻ con tối đến lại dẫn nhau ra đấy, đi bộ, uống nước, ngồi nói chuyện, hóng gió. Trẻ con chơi đồ hàng, tô màu, câu cá, trượt cầu trượt, chơi bóng, đi ôtô… cảnh tượng rất náo nhiệt, đông vui. Riêng mùa hè này, góc nhỏ xôn xao ấy chỉ còn lại một vùng ký ức dịu êm cho những ai ở phố. Người người đeo khẩu trang đi ngang qua nhau vội vã! Dịch bệnh khiến những gì đông vui nhất trở về quá khứ. Chắc lũ trẻ con tiếc hoài một công viên như thế!

Dường như bờ hồ trở thành trung tâm của thị trấn nhỏ này. Cô vẫn thấy nhà nhà đưa nhau ra bờ hồ chơi, đi bộ quanh hồ, đi ăn đi uống, đi cắt tóc gội dầu và mua sắm đủ thứ vật dụng to nhỏ đều ở dọc hai bên bờ hồ. Hồ nằm trước mặt các cơ quan quan trọng của huyện Thanh Chương: Huyện ủy, Ủy ban, Mặt trận… Bên kia hồ, cách con đường lớn nối thị trấn Nam Đàn qua Thanh Chương sang Đô Lương là sân bóng, có thể xem là sân bóng đẹp nhất các huyện mà cô biết. Các cửa hàng nằm bên cạnh dọc trục đường liên huyện ấy, cây xăng, bến xe bus, đường lên cầu Dùng… sầm uất nhất. Nhưng nếu bạn chưa tự lái xe đi qua con dốc từ bên này bờ hồ sang bên kia cầu Dùng thì bạn chưa thể nào cảm nhận được Phố Dùng có cái vẻ đẹp rất giống phố xá Đà Lạt - kiểu phố núi với những con dốc đủ làm nghiêng ngả lòng những ai chỉ quen với đồng bằng thẳng tắp.

Con đường từ hồ vào nhà cô chắc đã lâu lắm rồi, một bên là những dãy nhà san san nhau còn bên kia là bức tường của khuôn viên Huyện ủy, trồng một hàng cây Phượng. Cây Phượng vĩ già nua, cổ thụ vươn mình lên cao thật cao đón những tia nắng đầu tiên trong ngày. Mỗi lần ngắm nhìn hàng Phượng ấy, cô không thể không nghĩ đến câu hát của Trịnh “Đường Phượng bay mù không lối về/ Hàng cây lá xanh gần với nhau”. Cây Phượng vĩ đỏ rực báo hiệu mùa hè rồi khi người ta chưa kịp băng qua mùa thi tháng Sáu, những cánh hoa đầu tiên rụng xuống mặt đường đỏ rực như trải thảm dưới chân. Chiều chiều lại nghe tiếng quét đường quen thuộc của các dì, những câu chuyện rôm rả cũng theo từng tiếng chổi ấy nhịp nhàng khép lại một ngày hè êm ả!

Phố Dùng cũng rất ấm tình người, hình như cả một con phố nhà nhà đều thân thiết với nhau đến kì lạ. Hồi mới về nhà chồng, cô rất khó để chấp nhận cái kiểu chưa đầy 6 giờ sáng, nhà mình đã có vài ba người hàng xóm sang ngồi uống nước chè xanh, hút thuốc lào, bàn về những trận bóng khuya hay chơi cờ tướng rôm rả, say sưa. Riết rồi cô quen. Cũng giống như việc mỗi khi trở về nhà, hàng xóm lại kéo sang nhà cô chơi, hỏi han cô đủ thứ chuyện trên đời. Bao nhiêu yêu thương, cảm thông, chia sẻ trong từng lời hỏi han ấy. Cô thật sự cảm động, thực sự biết ơn… mà cảm xúc ấy ngôn ngữ thường bất lực. Cô vẫn nhớ lần cô sinh đứa đầu, chị hàng xóm cũng là hộ sinh của thị trấn, biết cô có dấu hiệu chuyển sinh, chị ăn vội bát cơm trưa rồi tất tả sang chở cô ra trạm. Dì Hà - hàng xóm của nhà cô, chở đồ đạc sơ sinh theo, tiếp đó mới đến chồng cô, chị gái cô và mẹ chồng cô theo ra. Vẫn là dì hàng xóm đút cho cô từng thìa nước cam, vẫn là chị hộ sinh vừa canh chừng cô vừa bảo với mẹ chồng cô “Bác huyết áp cao hay là cứ ra ngoài đợi cho bớt lo lắng”. Lúc đó, dù rất đau nhưng cô vẫn đủ cảm nhận sự chu đáo và yêu thương ngọt ngào hàng xóm giành cho cô, cho gia đình cô. Cuối cùng, khi vừa sinh xong, cũng là lúc các dì trong xóm chạy ùa ra, khen nức nở sao mà “hắn” sinh dễ thế! Rồi ngó nghiêng thằng bé con - bây giờ gã là anh cả của cái xóm nhỏ nép sau Huyện ủy đầy ắp yêu thương ấy.

Hôm rồi cô em cùng quê nhắn tin bảo: “Chị ơi, khi nào chị em mình về phố Dùng chụp bộ ảnh đi chị”. Kèm theo tin nhắn là một vài tấm ảnh đẹp long lanh của một ai đó vừa đăng Facebook. Hóa ra, Phố Dùng không phải tình yêu của riêng cô, Phố Dùng là tình yêu nồng nàn, tha thiết của những ai đã ở, đang ở và sẽ ở lại với nơi ấy. Bởi có lẽ hương vị của Phố Dùng dịu êm và ngọt ngào khiến người ta thật sự lưu luyến, thật sự nhớ và yêu!

Mai Nga

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

    (Xây dựng) – Đêm Bán kết (14/9) và Chung kết (21/9) Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Hải Phòng.

    11:10 | 04/09/2024
  • Trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế” trên vùng đất võ Bình Định

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức, tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn đã diễn ra chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”.

    09:04 | 03/09/2024
  • Lễ khánh thành Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại Sở Chỉ huy Quân khu 7, với tổng diện tích khuôn viên 2.150 mét vuông. Tượng Bác Hồ được đúc bằng đồng đỏ nguyên chất cao 7,9 mét; trọng lượng gần 15 tấn.

    18:33 | 02/09/2024
  • Hành trình về miền di sản Bắc Ninh dịp Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) – Nhân dịp Quốc khánh 2/9, nhiều người đã chọn rời xa thành phố xô bồ để về Bắc Ninh - vùng đất di sản yên bình gần Hà Nội, khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo và tận hưởng những giây phút thư thái.

    14:18 | 02/09/2024
  • Bình Định: Tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung

    (Xây dựng) – Sáng 1/9 (nhằm ngày 29/7 âm lịch), tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 232 năm Ngày mất của ông (1792 - 2024).

    20:23 | 01/09/2024
  • Kéo co bằng tre Hữu Chấp: Di sản văn hóa thế giới giữa lòng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Lễ hội kéo co bằng tre Hữu Chấp - một nét văn hóa độc đáo của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để cộng đồng gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống quý báu thông qua việc sử dụng cây tre làm dây kéo - biểu tượng của làng quê Việt Nam.

    15:55 | 01/09/2024
  • Hạ Long: Tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, 30 năm Ngày vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần đầu là Di sản thiên nhiên thế giới… thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024.

    15:31 | 01/09/2024
  • Dinh thự gần 20.000m2 từng là nơi ở của 53 đời chúa đảo

    Dinh Chúa Đảo mang kiến trúc truyền thống của Pháp, bên trong vẫn giữ được nhiều hiện vật ngày xưa như các bộ bàn ghế, giường, kệ,...

    08:59 | 01/09/2024
  • Hải Phòng: Triển lãm hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9”

    (Xây dựng) - Từ ngày 29/8 đến ngày 7/9, Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh thành phố Hải Phòng tổ chức Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9” nhân Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9.

    20:41 | 31/08/2024
  • Những di tích đặc biệt ngay giữa lòng Hà Nội

    “Hà Nội 36 phố phường” với vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại đã gieo lại nỗi nhớ nhung trong trái tim biết bao du khách. Cùng với quá trình đô thị hóa không ngừng diễn ra, ngay trong lòng Thủ đô vẫn còn đó nhiều di tích cổ xưa như những ngôi chùa, đền,... thu hút nhiều khách trong và ngoài nước ghé thăm.

    10:23 | 31/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load