Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 06:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phố Đông nở hoa

15:49 | 16/01/2024

(Xây dựng) - Vườn hoa hướng dương khoe sắc bên bờ sông Sài Gòn tuyệt đẹp đánh thức một Thủ Thiêm ngủ yên nhiều năm, thôi thúc niềm tin, khát vọng và sức trẻ của một thành phố mới luôn hướng về phía mặt trời. Thủ Thiêm – phía bờ đông sông Sài Gòn giờ đây đã được dọn dẹp, sẽ không còn chỗ cho rác bẩn và bóng tối, thay vào đó là một không gian đầy hoa thơm, đầy ánh sáng và lung linh sắc màu. Một “phố đông” trẻ trung sáng tạo đã bắt đầu…

Phố Đông nở hoa
Khu vực bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm được chỉnh trang.

Làm đẹp “phố Đông”

Phía bờ đông sông Sài Gòn khu vực Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức đã được chính quyền địa phương tiến hành “dọn dẹp” trong một thời gian rất ngắn thông qua đề án cải tạo, chỉnh trang khu vực ven sông. Bằng cách vận động nhiều nguồn vốn xã hội hoá, Thủ Đức đã có được vài chục tỉ đồng để làm “thần tốc” khu vực ven sông trong vòng 3 tháng, kịp cho người dân có không gian đẹp đẽ tươi mới để đón Tết âm lịch.

Khu vực được dọn dẹp rác bẩn và lau sậy khá rộng lớn, dài hơn 800 m, rộng khoảng 50 m ngay cạnh sông. Nằm trong không gian cải tạo, chỉnh trang bờ sông còn có nhiều công trình văn hoá, kiến trúc hàng trăm năm như đình thần An Khánh, nhà thờ Thủ Thiêm, khu vực bến đò Thủ Thiêm, bến phà Thủ Thiêm…Tất cả những công trình này là “chứng nhân lịch sử” được Thủ Đức giữ lại.

Phố Đông nở hoa
Bí thư Thành uỷ Thủ Đức Nguyễn Hữu Hiệp.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp - Bí thư thành uỷ Thủ Đức cho biết, bằng sự đồng lòng và quyết tâm, cơ may cho sự vận động nhường đường, nhường đất làm không gian chung đã đến. “Chúng tôi đã vận động thành công. Đây là một kỳ tích mà nhiều năm chưa làm được. Chúng tôi tới tận nơi, họp bàn và túc trực ngay tại đình thần An Khánh, hứa với nhau rằng không có chút riêng tư nào ở đây, nói vui là cam đoan trước trời đất, trước đình thần là không vụ lợi”, ông Nguyễn Hữu Hiệp chia sẻ.

Ngay sau khi có mặt bằng, Thủ Đức tập trung lực lượng làm 3 ca “thần tốc”. “Vừa làm vừa báo cáo, vừa vận động, vừa rút kinh nghiệm, nhưng quả thật cũng đã nghĩ tới rủi ro. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất tôi nghĩ là cái tâm ngay, là dân chủ cao, là minh bạch, làm hết sức, không vụ lợi, hay nói cách khác là không ăn gian. Cái chữ không ăn gian này nó quan trọng lắm. Đối với những nhà tài trợ, chúng tôi cũng giải thích rõ ràng về mặt quyền lợi cho họ. Đây là công trình tạm, họ chỉ được khai thác trong một thời gian nhất định. Chúng tôi cũng phải giao lại mặt bằng khi Nhà nước thực hiện quy hoạch được duyệt tại đây”, ông Hiệp nói.

Đề án của Thủ Đức cải tạo, chỉnh trang khu vực bờ sông có nhiều hạng mục, thực hiện trong một thời gian dài. Vườn hoa hướng dương rộng hơn 5.000m2 cùng với một số hạng mục khác được ưu tiên hoàn thành trước. Bí thư thành uỷ Thủ Đức cho biết, ý tưởng chọn trồng hoa hướng dương là ý tưởng của nhân dân thành phố Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức được mệnh danh là thành phố phía Đông, hay là phía mặt trời mọc, là cực tăng trưởng, là thành phố trong thành phố đầu tiên của cả nước. Nhân dân thấy hoa hướng dương thể hiện cái sức sống, vươn tới một tương lai tốt đẹp, được trồng ở thành phố nơi mặt trời mọc thì rất phù hợp. Từ ý tưởng nhân dân đề xuất, lãnh đạo thành phố đã chọn hoa hướng dương làm biểu tượng thân thiện cho người dân Thủ Đức. “Hoa hướng dương chính thức được chọn làm biểu tượng của thành phố Thủ Đức với ý nghĩa tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, luôn hướng về phía trước của một thành phố trẻ trung, năng động”, Bí thư Thành uỷ Thủ Đức cho biết.

“Đề án cải tạo, chỉnh trang bờ sông lấy vườn hoa hướng dương là trung tâm để thực hiện, cũng có ý nghĩa là lấy dân làm gốc để phát triển. Một xã hội phát triển phải hướng đến lợi ích của người dân. Dân là gốc mà. Trần Hưng Đạo nói thời bình phải khoan thư sức dân. Nguyễn Trãi nói việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, mọi thứ phải nhìn theo lợi ích của dân chúng. Tôi hay dùng từ dân chúng, là do từng làm ở Ban dân vận. Phải nói đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, Bí thư Thành uỷ Thủ Đức Nguyễn Hữu Hiệp tâm sự.

Phố Đông nở hoa
Hoa hướng dương chính thức trở thành biểu tượng của thành phố Thủ Đức.

Khi bờ sông nở hoa….

Hàng chục ngàn cây hoa hướng dương được mang về trồng, vẻ đẹp của nó đã thu hút du khách tới chụp ảnh. Người dân Thủ Đức nói riêng đã có một cái Tết dương lịch tươi tắn trong khoảnh khắc hoa hướng dương nở rộ, cùng nhiều hoạt động cộng đồng tại sân khấu mở ngoài trời rộng hơn 10.000m2. Khu vực bờ sông đang thay áo mới từng ngày với những màu sắc, âm thanh phục vụ hiện đại, văn minh.

Phố Đông nở hoa
Một góc vườn hoa hướng dương ở Thủ Đức.

Công viên bờ sông rộng khoảng 20ha có các hạng mục chính như: Khuôn viên sinh hoạt cộng đồng; Sân sinh hoạt cộng đồng đa năng; Bến, cầu tàu; Chuỗi bè nổi thủy sinh, Công viên đá, Công viên ven sông Sài Gòn, Đài phun nước; Cầu đi bộ; Công viên sinh thái; Các tiện ích; Hệ thống màn hình LED thế hệ mới phục vụ cổ động chính trị kết hợp quảng cáo và cánh đồng hoa hướng dương. Toàn bộ khu vực này tạo thành một điểm kết nối cộng đồng sáng tạo với sự đa dạng về văn hoá, nghệ thuật, giải trí, ẩm thực, du lịch sông nước, cắm trại dã ngoại, hội chợ, triển lãm… thậm chí là không gian của những bước nhảy tango.

Ông Lưu Văn Tấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố Thủ Đức, đơn vị thực hiện đề án cải tạo, chỉnh trang bờ sông cho hay, Trung tâm đang bổ sung thêm 20.000 cây hoa hướng dương nữa để vườn hoa Tết thực sự khoe sắc rực rỡ. Bên cạnh không gian check-in ồn ào đó, đơn vị cũng đang gấp rút hoàn thiện khu vườn đá đặc biệt. Những tượng đá được sưu tầm về sẽ xếp theo chủ đề, bày trí có câu chuyện, để người dân thêm dịp chiêm ngưỡng ngôn ngữ của tĩnh vật thầm lặng.

Phố Đông nở hoa
Sân khấu ngoài trời rộng hơn 10.000m2.

“Chúng tôi đã giao cho trung tâm văn hoá, mặt trận và các đoàn thể như thanh niên, nông dân, phụ nữ… thiết kế nhiều chương trình độc đáo, nhất định không để cho khu vực này lặng thinh. Trên bờ biểu diễn, dưới sông du thuyền, rồi tạo những hoạt động cho các giới đồng bào, những phiên chợ, những đêm nhạc, những buổi biểu diễn tango, những lễ hội và hoạt động văn hoá ở sân đình… Đặc biệt là dịp Tết này sẽ có hình ảnh ông đồ cho chữ như “ngày mới bên bờ sông Sài Gòn”. Nếu chụp hình hoa chưa đủ, chúng tôi sẽ thiết kế những chiếc cầu tình yêu, ngắm hoàng hôn cho người dân chụp ảnh, hít gió sông mát lành. Nếu làm được như vậy, “Bờ Đông” sông Sài Gòn sẽ có không gian văn hoá năng động, sáng tạo, một sân chơi biến đổi linh hoạt, tạo nên sự phong phú, hiện đại, đa sắc, tươi mới phục vụ mọi lứa tuổi”, Bí thư Thành uỷ Thủ Đức chia sẻ những mong muốn ấp ủ từ lâu của thành phố Thủ Đức.

Phố Đông nở hoa
Vườn hoa hướng dương bên bờ sông Sài Gòn về đêm.

Khi bờ sông hoa nở, cũng là lúc du khách lũ lượt kéo về. “Phố Đông” không chỉ được hiểu theo địa giới hành chính là thành phố phía Đông nữa, mà sẽ là thành phố đông đúc dân cư, rộn rã tiếng cười và những hoạt động của một đô thị sầm uất, hiện đại. “Phố Đông” sẽ không còn “đông cứng” bởi rác bẩn, bởi lau sậy, bởi hoang vu, tối tăm và tĩnh lặng, “Phố Đông” sẽ trở nên đông đúc hơn khi bờ sông Sài Gòn hoa nở rực rỡ. “Đâu đó Thủ Thiêm vẫn còn nhiều câu chuyện phải giải quyết, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không thể đứng lại để giải quyết mà chúng ta phải vừa đi vừa giải quyết, phải luôn luôn có những cái đi để đạt đến, để chạm đến những thứ mang lại giá trị tạo ra động lực, làm thay đổi nhận thức của con người. Những dấu ấn nho nhỏ đó nó ngày càng tích luỹ theo hướng tốt đẹp thì nó sẽ tạo được một sự cộng hưởng rất lớn”, Bí thư Thành uỷ Thủ Đức nhấn mạnh.

Phố Đông nở hoa
Hoạt động biểu diễn cộng đồng của người dân Thủ Đức.

Trực tiếp xuống hiện trường, sát cánh cùng mọi người để triển khai khu vực vườn hoa, ông Hiệp có dịp quan sát, cảm nhận cảm xúc của từng người. Ông cho biết, nhà tài trợ cũng phấn khởi, người dân cũng phấn khởi, người thực hiện cũng phấn khởi, khu vực bờ sông đang nở rất nhiều hoa. “Đâu đó vẫn còn người chưa đồng tình, nhưng chắc chắn họ sẽ thấy được giá trị và ý nghĩa của việc làm này. Hãy thử nghĩ, Thủ Thiêm không chỉ là nơi mình sinh ra, mà còn là điểm đến của cộng đồng. Đâu đó vẫn có người chạnh lòng, nhưng nếu thấy nhiều người đến đây họ sẽ cảm thấy phấn khởi, tự hào nói về vùng đất nơi chôn nhau cắt rốn. Người dân Nam bộ là vậy, khi thấy việc có ích cho cộng đồng, vì lợi ích chung họ sẵn sàng hy sinh. Chúng tôi nhận thức được rằng, công viên bờ sông Sài Gòn ngay bên bờ Thủ Thiêm nó không chỉ là của Thủ Đức, của Thành phố Hồ Chí Minh mà của cả đất nước. Phát triển mô hình kinh tế dựa vào tự nhiên đã có chủ trương của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên đã nêu chủ trương của thành uỷ cho nghiên cứu và ý tưởng thực hiện những đề án kinh tế ven sông Sài Gòn, chúng tôi có một đoạn bờ Thủ Thiêm đẹp, chúng tôi làm. Ý nghĩa của công trình thì cũng khó lòng mô tả hết, nhưng nó thể hiện được quyết tâm của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trong chỉ đạo, định hướng, tạo điều kiện để Đảng bộ Thành phố Thủ Đức cùng nhân dân dốc sức triển khai”, Bí thư Thành uỷ Thủ Đức tâm sự.

Một cái Tết đặc biệt ở “Phố Đông” đã đến. Cùng với những bông hoa hướng dương khoe sắc là những gương mặt rạng rỡ đầy năng lượng của người dân. Một “Phố Đông” đã nở hoa, ngày mới bên bờ sông Sài Gòn đã gõ cửa.

Trần Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

Xem thêm
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

    10:49 | 03/10/2024
  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

    22:50 | 01/10/2024
  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    22:34 | 01/10/2024
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
  • Kiên Giang: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    (Xây dựng) - Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…

    20:26 | 29/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load