Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 20:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phế tích tháp Đại Hữu và những giá trị lịch sử, văn hóa

10:25 | 01/08/2024

(Xây dựng) - Phế tích tháp Đại Hữu tọa lạc trên đỉnh núi Đất, thuộc thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được khai quật đợt 2 vào tháng 5 – 7/2024 đã làm rõ mặt bằng kiến trúc, từ đó làm sáng tỏ thêm về quy mô kiến trúc và giá trị lịch sử, văn hóa của phế tích tháp Đại Hữu trong dòng chảy lịch sử.

Phế tích tháp Đại Hữu và những giá trị lịch sử, văn hóa
Toàn cảnh hố khai quật năm 2024.

Năm 2023, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật phế tích tháp Đại Hữu với diện tích 200m2. Kết quả khai quật đã xuất lộ một phần thân và lòng tháp, cùng với đó là số lượng lớn các hiện vật chất liệu gốm, đá và kim loại. Tuy nhiên, nhiều bộ phận kiến trúc của ngôi tháp vẫn chưa được khai quật như phần còn lại tường tháp phía Nam và Bắc, toàn bộ tường tháp phía Tây, cửa ra vào của ngôi tháp ở phía Đông và toàn bộ phần chân đế tháp vẫn còn nằm dưới lòng hố khai quật chưa được xuất lộ.

Tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ đợt 2 phế tích tháp Đại Hữu do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức, TS. Phạm Văn Triệu, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Hố khai quật năm 2024 được mở tại đỉnh phía Bắc của núi Đất. Dựa trên kiến trúc được xuất lộ trong hố khai quật năm 2023, đoàn khảo cổ tiến hành đào mở rộng thêm về cả bốn hướng với diện tích là 300m2. Qua hai đợt khai quật tổng diện tích khai quật tại phế tích tháp Đại Hữu là 500m2.

Theo TS. Phạm Văn Triệu, cuộc khai quật phế tích tháp Đại Hữu năm 2024 đã xuất lộ toàn bộ phần thân tháp, nền móng tiền sảnh phía Đông, nền móng chân đế phía Bắc và một phần nền móng chân đế phía Nam và Tây.

Phế tích tháp Đại Hữu và những giá trị lịch sử, văn hóa
Những hiện vật được khai quật.

Qua kết quả của hai đợt khai quật cho thấy phế tích tháp Đại Hữu có bình đồ hình vuông với thân tháp là 9,8m x 9,8m; phần nền móng chân đế tháp là 12,7m x 12,7m. Lòng tháp có bình đồ mỗi cạnh dài 3,8m x 3,8m; Tháp có cửa ra vào tại hướng Đông với phần tiền sảnh dài 6,42m và hệ thống cửa giả. Đây là dấu vết của một kiến trúc tháp Champa có quy mô lớn của vùng đất Vijaya trong lịch sử. Quá trình khai quật còn phát hiện được số lượng 156 hiện vật đá với nhiều loại hình và kích thước khác nhau. Về chất liệu đá, có ba loại là đá cát kết, đá hoa cương và đá ong. Trong đó, những hiện vật có trang trí được tạc trên đá cát kết, bao gồm các loại hình sau: Bệ thờ, mảnh minh văn, lá nhĩ đá, đá trang trí điểm góc, phù điêu trang trí hình người, tượng hình động vật, phù điêu trang trí hình cánh sen…

Cùng với đó, phát hiện được 522 hiện vật chất liệu đất nung (chưa tính hiện vật gạch). Qua thống kê, tổng số lượng hiện vật thu được trong đợt khai quật phế tích tháp Đại Hữu lần thứ hai là 678 hiện vật.

Phế tích tháp Đại Hữu và những giá trị lịch sử, văn hóa
Hố thiêng trong lòng tháp.

Nói về kỹ thuật xây dựng, TS. Phạm Văn Triệu cho hay: Phế tích tháp Đại Hữu được xây dựng trên đỉnh núi với bề mặt là đá. Trước khi xây dựng tháp người Champa đã đục những tảng đá để tạo mặt bằng nhất định. Tiếp theo người thợ cho một lớp đất mỏng đầm nện chặt, lớp này có tác dụng ổn định phần móng và mặt bằng, rồi tiến hành cho xây gạch và đá lên. Hệ thống móng tháp được sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau: Gạch, đá ong, đá hoa cương, đá cát kết...

Cũng theo TS. Phạm Văn Triệu, phế tích tháp Đại Hữu có quy mô lớn, bình đồ hình vuông có cửa giả, tương tự các công trình kiến trúc tháp Champa tại Bình Định. Đây là kiến trúc được xây dựng theo truyền thống kiến trúc tháp Champa. Vật liệu xây dựng được sử dụng đá ong là loại hình vật liệu ảnh hưởng từ kiến trúc trong văn hóa Khmer, sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc thời kỳ Vijaya.

“Phế tích tháp Đại Hữu cùng với các kiến trúc tôn giáo đồng đại như: Tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc, tháp Thủ Thiện, phế tích Tháp Mắm là những công trình kiến trúc to lớn với trang trí mỹ thuật đẹp, phản ánh lịch sử vương quốc Champa thời kỳ này chính trị ổn định, kinh tế phát triển, nhu cầu đời sống tôn giáo được tăng lên. Bên cạnh việc xây dựng các công trình tôn giáo, sự xuất hiện các lò gốm cổ và qua những ghi chép trên minh văn Champa càng chứng minh hơn sự thịnh vượng của vương quốc giai đoạn giữa thế kỷ 13”, TS. Phạm Văn Triệu cho hay.

Nói về quá trình triển khai thực hiện khai quật phế tích, ông Huỳnh Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định cho biết: Trong quá trình triển khai, khai quật có một số vấn đề khó khăn, nhưng có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan nên công tác khai quật phế tích tháp Đại Hữu rất thuận lợi. Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định theo dõi, chỉ đạo rất sát đợt khai quật lần này, lãnh đạo Sở cũng đến tận nơi để thực địa vị trí khai quật.

Phế tích tháp Đại Hữu và những giá trị lịch sử, văn hóa
Các đại biểu tham quan các hiện vật khai quật tại Bảo tàng Bình Định.

Theo ông Huỳnh Văn Lợi, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định sẽ cho tạm dừng việc khảo cổ ở phế tích tháp Đại Hữu, vì với kết quả thực hiện khai quật năm 2023 và 2024 đã xuất lộ, có cơ sở để nghiên cứu trong thời gian tới nên dùng kinh phí để khai quật các điểm phế tích khác. Sau đó, tiến hành hoàn thổ để bảo vệ phế tích. Đồng thời, cần xây dựng hồ sơ để bảo vệ phế tích.

Liên quan đến việc bảo tồn các di tích đã xuất lộ, TS. Phạm Văn Triệu mong muốn, cấp thiết có thể dùng vải bạt 2 lớp che phủ di tích để chống lại hiện tượng rêu mốc. Còn về lâu dài, thực hiện đầu tư xây dựng nhà mái che trên toàn bộ mặt bằng của khu di tích, đồng thời xây dựng hệ thống tiêu thoát nước bảo vệ di tích.

Theo TS. Phạm Văn Triệu, di tích tháp Đại Hữu nằm trên núi cao, do vậy, việc bảo tồn di tích sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như: Không bị đọng nước khi mưa, không có nước ngầm... do đó điều kiện đất khô ráo, thuận lợi cho việc trưng bày di tích ngoài trời, nhằm phục vụ cho việc phát huy giá trị lịch sử văn hóa tại chỗ, tham quan, nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục lịch sử văn hóa.

Thu Loan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đưa cuộc thi “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” vào trường mầm non

    (Xây dựng) – Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trên khắp phố phường Hà Nội trang trí cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, triển lãm được tổ chức sôi nổi nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện trọng đại này. Hòa trong không khí đó, một trong những hoạt động ý nghĩa đó là “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” của cô trò trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

Xem thêm
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

    10:49 | 03/10/2024
  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

    22:50 | 01/10/2024
  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    22:34 | 01/10/2024
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load