Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 10:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Phát triển không gian công cộng cần sự đồng bộ

19:00 | 27/02/2023

(Xây dựng) – Cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số khiến cho các đô thị lớn ở nước ta cần tập trung đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhiều khu nhà mới, phát triển hạ tầng giao thông, vui chơi văn hóa giải trí… phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị. Tuy nhiên, trong khi nhiều khu chung cư cao tầng mọc lên thì các không gian công cộng lại bị thu hẹp dần khiến cho cuộc sống tại các đô thị vốn chật chội nay càng trở nên ngột ngạt hơn. Điều này cho thấy, việc phát triển không gian công cộng cần phải được đồng bộ với quy hoạch.

Phát triển không gian công cộng cần sự đồng bộ
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm.

Với tốc độ thị hóa như hiện nay, tại các đô thị lớn ở Việt Nam đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, việc phát triển không gian công cộng chưa thực sự được quan tâm, đầu tư quản lý như một dự án riêng biệt. Do đó, tỷ lệ không gian công cộng ở đô thị chỗ thiếu, chỗ thừa. Với các địa phương càng xa vùng lõi trung tâm thì mật độ không gian công cộng càng bị loãng, thậm chí không có không gian công cộng. Ngay như tại Hà Nội, một trong những không gian công cộng lớn nhất của Thủ đô đó là khu vực phố đi bộ Hồ Gươm thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân tới vui chơi vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, nơi đây thường xuyên tổ chức các sự kiến lớn khiến lượng người đổ về trở nên quá tải, diện tích thì không thay đổi dẫn đến việc người dân ken cứng. Điều này cho thấy thiếu hụt nghiêm trọng không gian công cộng tại một đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội.

Không gian công cộng tại các chung cư cao tầng có vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng, nâng cao chất lượng sống của cư dân. Tại nhiều dự án nhà ở, chung cư cao tầng, dù được điều chỉnh quy hoạch nhiều lần nhưng không gian sinh hoạt công cộng, sân chơi, khuôn viên cây xanh… gần như vắng bóng. Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng: Mật độ xây dựng khi phê duyệt các dự án chung cư cao tầng, nhà ở đều lấy ở mức tối đa. Phần còn lại sau xây dựng công trình chỉ đủ cho đất giao thông nội bộ và vỉa hè. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, một số chủ đầu tư xin điều chỉnh dự án theo hướng giảm không gian chung, tăng số tầng mà ít khi lấy lại ý kiến cộng đồng, mặc dù đó là một trong những quy định bắt buộc, dẫn đến thiếu hụt không gian công cộng.

Bà Hoàng Vân Phương, cư dân tại chung cư Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: Khu vực Linh Đàm tập trung rất nhiều tòa chung cư, chưa kể các biệt thự, nhà liên kề. Mật độ dân cư đông như vậy nhưng không gian công cộng sinh hoạt chung tại đây thiếu hụt trầm trọng. Đặc biệt là các không gian xanh, không gian cho các hoạt động chung của cư dân.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định: “Các công trình cao tầng có chức năng tổng hợp thường “nặng” về kinh doanh mà ít chú trọng về không gian sinh hoạt công cộng. Trong phương án kinh doanh thường xác định chủ đầu tư có quyền sử dụng hoặc cho thuê các không gian công cộng này. Do đó, tại nhiều khu đô thị, các siêu thị mọc lên ngay trên diện tích đất vốn thuộc mục đích sử dụng công cộng”.

Đồng quan điểm nhiều chuyên gia cho rằng: Hiện nay, tại các khu chung cư cao tầng được xây dựng theo lối xen cấy trong đô thị đều thiếu đất dành cho không gian dùng chung của cư dân. Theo quy chuẩn hiện nay, để giúp cho không gian công cộng tại chung cư cao tầng phát huy đúng hiệu quả thì cần giám sát chặt chẽ. Và đặc biệt khi phê duyệt cấp phép xây dựng cần có quy định cụ thể để có chỗ cho không gian công cộng.

Phát triển không gian công cộng cần sự đồng bộ
Một góc không gian xanh tại khu chung cư.

Bàn về giải pháp từ các quy chuẩn kỹ thuật, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng đã có sự điều chỉnh so với các quy định trước đây, như đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu đạt 2m2/người. Mỗi đơn vị ở phải có tối thiểu một công viên, vườn hoa với quy mô tối thiểu là 5.000m2 và bảo đảm cho các đối tượng dân cư trong đơn vị ở tiếp cận sử dụng. Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ không lớn hơn 300m… Tuy nhiên, trên thực tế, từng địa phương lại áp dụng khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, do đây cũng là những quy định mới nên việc áp dụng còn chưa được triệt để, rất cần có sự kiểm tra, giám sát, xử lý nếu có vi phạm.

“Đây là vấn đề nóng, khung pháp lý có nhưng chưa đồng bộ và đây là một vấn đề người dân rất quan tâm. Bởi vì hiện nay tại các khu đô thị người dân đang thực sự thiếu vắng không gian công cộng, không gian xanh cho cư dân”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.

Đã đến lúc phải nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của vườn hoa, sân chơi khu dân cư trong quy hoạch đô thị. Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ kèm theo đó là các quy định bắt buộc chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các hạng mục liên quan đến không gian công cộng cho cư dân như sân chơi, cây xanh. Bên cạnh đó việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trước khi phê duyệt dự án lần đầu, cũng như các lần điều chỉnh sau đó; việc công khai thông tin quy hoạch chi tiết dự án tại khu dân cư một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho người dân biết cũng có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm chất lượng sống cho chính các cư dân.

Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load