Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 14/10/2024 00:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Pháp luật đồng hành cùng doanh nghiệp – Xu thế Net Zero trong xây dựng

17:18 | 11/03/2024

(Xây dựng) – Đó là chủ đề của Hội thảo do Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam (SVIBM) phối hợp với các câu lạc bộ Khởi nghiệp Mộc, Doanh nhân kết nối, Cộng đồng doanh nhân Tâm Giao, Hội doanh nghiệp Quảng Ngãi (QNG), Hội ngành cửa Thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức ngày 10/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Pháp luật đồng hành cùng doanh nghiệp – Xu thế Net Zero trong xây dựng
Bà Lưu Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo đã đưa ra các thực tiễn về xu thế Net Zero toàn cầu và các giải pháp, kết quả thực tế triển khai trong ngành Xây dựng tại Việt Nam.

Hội thảo có 100 doanh nhân, tập đoàn, doanh nghiệp tham dự. Trong đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Cotecon, Solarvest (Malaysia), đại diện Hongkongland, Công ty Xây dựng Ngũ Thường, Công ty xây dựng VTCo… và hàng chục doanh nghiệp có gian hàng giới thiệu thương hiệu sản phẩm tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu, diễn giả đã trình bày các nội dung: Giới thiệu về Net Zero; khu công nghiệp (KCN) thông minh; xây dựng thông minh; lưới điện thông minh trong KCN và giải pháp giảm phát thải carbon; các kiến nghị và giải pháp để xây dựng KCN thông minh; thành phố thông minh và tặng thư khen cho các đơn vị đồng hành với chương trình.

Với mục đích tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng về Net Zero, giảm phát thải khí carbon, trung hòa carbon hay phát thải bằng 0 (Net Zero) hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và tổ chức nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Để đạt được mức Net Zero, cần phải cắt giảm lượng khí thải từ nhà cửa, xây dựng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp... Nói cách khác, các ngành này sẽ phải giảm lượng carbon thải vào khí quyển.

Khu công nghiệp thông minh và thành phố thông minh đang là giải pháp thiết thực của các tập đoàn xây dựng trên toàn thế giới nhằm đạt đến mục tiêu Net Zero, cũng như tối ưu hóa trong quá trình vận hành và quản lý.

Ông Lê Văn Quang - Giám đốc Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam cho biết: Với mục tiêu giảm phát thải khí carbon, trung hòa carbon, Net Zero, hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và tổ chức, nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đồng thời, tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, về trạng thái không phát thải carbon dioxide hoặc có thể được hiểu là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển; nhằm góp phần cân bằng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, do hoạt động của con người. Và Net Zero có nghĩa là đạt được sự cân bằng giữa carbon thải vào khí quyển và carbon loại bỏ khỏi khí quyển.

Pháp luật đồng hành cùng doanh nghiệp – Xu thế Net Zero trong xây dựng
Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam (SVIBM) tổ chức Hội thảo “Pháp luật đồng hành cùng doanh nghiệp – Xu thế Net Zero trong xây dựng”.

Để đạt được mức Net Zero, cần phải cắt giảm lượng khí thải từ nhà cửa, xây dựng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp... Nói cách khác, các ngành này sẽ phải giảm lượng carbon thải vào khí quyển. Nhưng trong một số lĩnh vực như hàng không, sẽ quá phức tạp hoặc tốn kém để cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải.

Bà Lưu Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2050 giảm mức phát thải ròng xuống bằng 0. Để đạt được mục tiêu đó, các đơn vị quản lý Nhà nước phải có các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, các tiêu chí, tiêu chuẩn cũng như chỉ dẫn kỹ thuật để các doanh nghiệp cùng tham gia vào mục tiêu này.

Riêng các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc cải tiến, cải tạo công nghệ phục vụ quá trình sản xuất để tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào và sử dụng các nguyên nhiên liệu xanh.

Ngành Xây dựng hiện nay đóng một vai trò then chốt trong việc trung hòa carbon, hướng tới mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đề ra cho năm 2050. Theo các báo cáo khoa học, ngành Xây dựng đóng góp lên tới 40% lượng khí thải có liên quan đến năng lượng và quá trình sản xuất. Điều này khẳng định nguy cơ và trách nhiệm của ngành trước thách thức biến đổi khí hậu.

Nguyễn Dương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load