Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 05:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Ôm mộng giàu nhanh nhờ buôn đất: Vợ chồng Hà Nội 9 năm “còng lưng” trả nợ

10:16 | 08/07/2020

Lao mình vào cơn “sốt” đất, không tìm hiểu thị trường rất nhiều người đã phải trả giá đắt, điêu đứng đến phá sản, trở thành con nợ phải bán nhà trả lãi nhiều năm trời.

Lâu nay, bất động sản (BĐS) luôn được coi là kênh đầu tư hấp dẫn, con đường làm giàu của không ít đại gia nhờ giá trị siêu lợi nhuận mang lại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bề nổi của tảng băng.

Lao mình vào cơn “sốt” đất, không tìm hiểu thị trường rất nhiều người đã phải trả giá đắt, điêu đứng đến phá sản, trở thành con nợ phải bán nhà trả lãi nhiều năm trời.

Lao mình đầu tư trong cơn "sốt" đất 2011

Câu chuyện của anh Minh Hưng (43 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) là ví dụ điển hình. Cách đây 2 tháng, anh Hưng mới trả xong số tiền vay nợ lên tới cả tỷ đồng khi liều mình đầu tư trong cơn sốt đất năm 2011.

Nhắc lại câu chuyện kinh doanh của mình, anh Minh xót xa cho biết đây là bài học quá đắt giá không thể quên cho bản thân và gia đình.

Vợ chồng anh Minh đều là nhân viên kinh doanh cho một tập đoàn công nghệ của nước ngoài với thu nhập ổn định, đủ chi tiêu, du lịch và vẫn dư 1 khoản tiết kiệm hàng tháng.

om mong giau nhanh nho buon dat vo chong ha noi 9 nam cong lung tra no
Cơn "sốt" đất ở Hà Nội năm 2011 khiến cho giá đất ở khu vực ngoại thành Hà Nội tăng chóng mặt từ 30-40%.

Năm 2011, thị trường BĐS ở Hà Nội sôi động hơn bao giờ hết. Giá đất, nhà ở các khu vực vùng ven tăng chóng mặt từ 30-40%, thậm chí một số nơi như: Đông Anh, Gia Lâm... tăng đến 200% so với hồi đầu năm 2010. Nhà nhà, người người có tiền đều đổ dồn đầu tư vào BĐS.

Vào cuối tuần, các khu vực vùng ven Hà Nội luôn chứng kiến cảnh tượng sôi động, nhộn nhịp với hàng đoàn xe nối đuôi nhau đi xem đất, xem nhà.

“Thời điểm đó, tôi chứng kiến những người bạn của mình thu lãi vài trăm triệu chỉ trong 1 tháng ngắn ngủi mua đi, bán lại đầu tư đất. Thậm chí, người hàng xóm của tôi còn sắm được ô tô, có tiền tiết kiệm rủng rỉnh khi “trúng” lớn đầu tư đất ở Đông Anh – Hà Nội”, anh Hưng kể.

om mong giau nhanh nho buon dat vo chong ha noi 9 nam cong lung tra no
Anh Hưng cho biết, nhiều người bạn của mình giàu lên nhanh chóng chỉ sau vài tháng mua đi bán lại trong cơn "sốt" đất năm 2011.

Những trường hợp giàu lên nhanh chóng nhờ đầu tư đất khiến anh Hưng “đứng ngồi không yên”. Để dành được 600 triệu đồng tiền tiết kiệm, anh nôn nóng về bàn với vợ vay thêm tiền người quen, thử đầu tư bất động sản.

Chưa có kinh nghiệm, cũng như không am hiểu thị trường nhưng người đàn ông này lại quá chủ quan, chỉ tin vào lời môi giới của các “cò” đất.

Tháng 3 năm 2011, vay nóng thêm được 100 triệu đồng, anh Hưng “chốt” luôn mảnh đất ở khu vực Thạch Bích (Thanh Oai, Hà Nội) với giá 15 triệu đồng/m2. Với diện tích 47m2, hoàn thiện các thủ tục, số tiền anh Hưng phải bỏ ra là 700 triệu đồng.

“Mảnh đất đó nằm trong làng, chưa có sổ đỏ, mặt đường chỉ khoảng 3m, ô tô nhỏ mới đi vào được. Tuy vị thế không đẹp, nhưng với số tiền 700 triệu đồng khi đó, người môi giới đất khuyên tôi nên lấy mảnh này là lựa chọn hợp lý nhất, kiểu gì đến cuối năm cũng phải tăng được 3-4 giá, dễ dàng bỏ túi tiền lãi cả trăm triệu đồng”, anh Hưng kể.

Thời điểm đó, cơn sốt đất vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ 1 tháng sau mảnh đất ở Thanh Oai của anh Hưng đã có người trả giá 17 triệu đồng/m2. Tuy nhiên nghe theo lời “cò”, giá còn tiếp tục tăng nữa, chưa thể “lên đỉnh” nên anh Hưng tiếp tục chờ.

Thấy việc đầu tư đất có vẻ dễ dàng, người đàn ông này quyết định liều mình vay tiền hai bên nội ngoại 800 triệu đồng, đồng thời cắm sổ đỏ căn nhà đang ở vay lãi ngân hàng thêm 600 triệu đồng mua mảnh đất rộng gần 40m2 với giá 35 triệu đồng/m2 ở Dục Tú (Đông Anh, Hà Nội).

“Tôi chỉ định đầu tư lướt sóng, được 2-3 giá chênh là bán kiếm lời chứ không định “ôm lâu” nên mới tính toán chấp nhận vay lãi như vậy”, anh Hưng phân tích.

Trả giá đắt sau khi "ôm mộng" làm giàu nhờ đất

Tuy nhiên, chỉ đến tháng 5-6 thị trường bất động sản ở Hà Nội đã đi theo chiều ngang, giá đất đứng yên.

Tiếp đó, đến tháng 9/2011 thì “lao dốc” tự do, giá giảm từ 20-60%, giao dịch trên thị trường không có. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu “tháo chạy” ào ào khỏi thị trường, cắt lỗ, bán dưới giá gốc để mong thu hồi vốn nhưng giao dịch vẫn vô cùng ảm đạm.

Bản thân anh Hưng lúc này như “ngồi trên đống lửa”, rao bán khắp nơi vẫn không có ai mua, tiền lãi ngân hàng thì vẫn phải trả đều đặn.

“Khoảng thời gian đó vô cùng khó khăn, vợ tôi chì chiết, anh em thì thúc giục tiền trả nợ, trong nhà lúc nào cũng lục đục, không yên. Giai đoạn căng thẳng nhất, vợ chồng tôi thậm chí đã ly thân.

May mắn là bố tôi có khoản tiết kiệm tiền dưỡng già nhờ bán trang trại trồng keo ở quê trước đó, nên dồn tiền cho tôi vay trả nợ ngân hàng để không phải bán căn nhà đang ở”, anh Hưng kể.

Năm 2012, anh Hưng chấp nhận bán “cắt lỗ” mảnh đất ở Đông Anh với giá còn 20 triệu đồng/m2 vì lo sợ giá có thể giảm sâu nữa. Như vậy, chỉ sau vài tháng anh Hưng lỗ mất 700 triệu đồng.

Riêng mảnh đất ở Thanh Oai (Hà Nội) thì đến tận đầu năm 2020, anh Hưng mới bán được với giá 7 triệu đồng/m2, chấp nhận lỗ 400 triệu đồng.

Ôm tham vọng làm giàu nhanh chóng nhờ BĐS nhưng sau 2 lần đầu tư thất bại, anh Hưng quả quyết sẽ không tham gia vào lĩnh vực này nữa.

“Nhìn thì dễ nhưng đầu tư lĩnh vực gì cũng phải có kiến thức, am hiểu thị trường. Tôi thừa nhận bản thân mình đã quá nôn nóng nên phải trả giá đắt. Không chỉ mất tiền mà còn khiến cuộc sống bị đảo lộn, gia đình lục đục, công việc cũng giậm chân tại chỗ. Suốt những năm qua vì khoản nợ mua đất mà cả nhà tôi ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu, con cái cũng không được đầu tư học hành tử tế”, anh Hưng nói.

om mong giau nhanh nho buon dat vo chong ha noi 9 nam cong lung tra no
Hàng trăm người đổ về Hòa Lạc "săn" đất trong cơn "sốt" đất đầu năm 2020. Ảnh minh họa

Trước đó, trả lời Dân trí chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng, không ít nhà đầu tư “nhảy” vào bất động sản trong tâm thế, suy nghĩ “mua đất không bao giờ lỗ, rồi thì nó cũng lên giá”, dẫn đến trả giá đắt.

Bằng quan sát cùng những kinh nghiệm thực tế, ông Hiển phân tích, với nhà đầu tư an toàn, lâu dài thì không nên mua lúc giá đang sốt, mà chọn mua lúc tình hình đã yên ắng, giá đã rớt hoặc đi ngang trong 1, 2 năm.

Chuyên gia này cũng lưu ý, việc đầu tư đất không thể lao mình theo số đông, mù mờ mà cần phải tìm hiểu thông tin, am hiểu thị trường.

“Nếu mua đất đúng thời điểm, là lúc giá còn thấp nhưng chuẩn bị tăng thì người mua sẽ đạt lợi nhuận lớn.

Thứ hai, nếu mua chệch thời điểm mà nhà đầu tư có phải vay từ 50% - 70% thì nguy cơ mất trắng vì không thể trả ngân hàng là rất cao. Nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ, phá sản vì mua nhầm thời điểm và dùng đòn bẩy tài chính cao. Cuối cùng, nếu mua giá đáy, tức là giá đã rớt 1, 2 năm và không có dấu hiệu rớt tiếp cộng thêm việc dùng vốn của mình thì khá an toàn và khả năng lợi nhuận là cao”, ông Hiển nhìn nhận.

Theo Hiệp Nguyễn/Dantri.luisala.com

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bắc Ninh: Tăng cường công tác quản lý đất đai, thu hồi 17 sổ đỏ do sai phạm

    (Xây dựng) - 17 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại khu phố Đồng Chuế, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vừa bị thu hồi sau khi chính quyền phát hiện sai phạm trong quá trình cấp sổ. Người dân bức xúc khiếu nại, cho rằng việc mua bán đất là hợp pháp. Tuy nhiên, kết quả xác minh cho thấy cán bộ thôn đã lập phiếu thu sai ngày để hợp thức hóa hồ sơ…

    15:26 | 11/10/2024
  • Thanh Hóa: Công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất dự án khu dân cư và dịch vụ hơn 198 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi vừa ký và ban hành Quyết định số 4033/QĐ-UBND, về việc công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất Dự án khu dân cư và dịch vụ phía Nam Quốc lộ 47, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hơn 198 tỷ đồng.

    15:17 | 11/10/2024
  • Đảm bảo an toàn về môi trường đối với nhà lưu trú công nhân

    (Xây dựng) – Tại Điều 59 Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định về đảm bảo an toàn về môi trường.

    14:30 | 11/10/2024
  • Kon Tum tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, nhằm ngăn chặn các hành vi đầu cơ, thổi giá và đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững.

    11:03 | 11/10/2024
  • Xu hướng phát triển văn phòng tích hợp công nghệ

    (Xây dựng) - Thị trường văn phòng toàn cầu đang hướng tới xu hướng văn phòng thông minh với ứng dụng công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm của khách thuê, nhân viên văn phòng. Tại Việt Nam, xu hướng văn phòng thông minh đã bắt đầu xuất hiện. Chuyên gia Savills đánh giá văn phòng tích hợp công nghệ đang đem lại những tác động tích cực tới trải nghiệm của khách thuê và giải phóng sức lao động. Xu hướng này sẽ phát triển song hành với công nghệ, hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích hơn trong tương lai.

    10:58 | 11/10/2024
  • Bài 2: Bất cập trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội và giải pháp khắc phục

    (Xây dựng) - Việc người nước ngoài thuê lại nhà ở xã hội tại Bắc Ninh đang đặt ra nhiều thách thức về quản lý và sử dụng, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để đảm bảo mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội.

    10:43 | 11/10/2024
  • Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia để giải phóng nguồn lực đất đai

    Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, các chính sách, pháp luật về quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều 10/10.

    08:59 | 11/10/2024
  • Những đối tượng được miễn tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công

    (Xây dựng) - Khoản 2 và Khoản 3, Điều 67 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) quy định về miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công.

    08:36 | 11/10/2024
  • Vĩnh Long: Cần hơn 100.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 1741/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Theo Quyết định này, tổng nhu cầu vốn để phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 là 44.229 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 56.201 tỷ đồng.

    21:54 | 10/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 70/2024/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2024.

    21:49 | 10/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load